Các biện pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu trong ngân hàng thương mại thực trạng và giải pháp trong ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam.doc (Trang 64 - 68)

Xử lý nợ xấu đã phát sinh là một biện pháp nhằm giảm lượng nợ xấu đã phát sinh tại Ngân hàng. Trong thời gian qua, NHTMCP NTVN đã áp dụng nhiều biện pháp để tận thu nợ và xử lý nợ xấu một cách toàn diện. Cụ thể như sau:

Đàm phán với khách hàng

Biện pháp này được áp dụng với những khoản nợ chính sách khả năng thu hồi. Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, sau đó tiến hành thương lượng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng như yêu cầu cam kết của khách hàng.

Xây dựng phương án xử lý nợ xấu

Thực hiện Quyết định số 149/2001/QĐ-TTG ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính Phủ, Đề án xử lý nợ tồn đọng của NHTMCP NTVN đã được xây dựng nhằm đưa ra những giải pháp tổng thể để xử lý dứt điểm số nợ tồn đọng tại Ngân hàng. Các phương án xử lý nợ xấu cụ thể là: Thứ nhất, chủ nợ tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản... Thứ hai, là biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho doanh nghiệp khách nợ, giá trị triết khấu do chủ nợ và doanh nghiệp thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, chủ nợ tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này. Thứ ba, bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Lộ trình xử lý nợ xấu tồn đọng của NHTMCP NTVN theo đề án là 5 năm (2004-2008). Ngoài ra với việc phân loại nợ xấu tồn đọng, NHTMCP NTVN đã xác định cụ thể phạm vi, nguyên tắc và cơ chế xử lý đối với từng loại, từng nhóm nợ. Đối

với nợ xấu là các khoản nợ còn dư đến thời điểm 31/12/2004 được xử lý theo cơ chế hiện hành. Tài sản đảm bảo nợ xấu là cơ sở để Ngân hàng thu nợ tốt nhất khi khách hàng không trả được nợ nên xử lý có hiệu quả tài sản đảm bảo được NHTMCP NTVN coi là một trong số các giải pháp quan trọng nhất trong việc giải quyết nợ xấu.

Xây dựng quy trình xử lý tài sản đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi nợ

Đặc điểm nổi bật của tài sản đảm bảo nợ tồn đọng tại NHTMCP NTVN là có nhiều loại hình khác nhau, có thể là đất đai, nhà cửa, khách sạn… và nằm ở các vị trí địa lý khác nhau. Vì vậy, việc phát mãi, khai thác thu hồi nợ cho Ngân hàng rất khó khăn. Ngoài ra, các tài sản phần lớn là tài sản nằm trong vụ án, do vậy các tài sản này khi được tòa án giao cho NHTMCP NTVN thì tình trạng pháp lý chưa đầy đủ hay NHTMCP NTVN chưa có chủ quyền hợp pháp để thanh lý thu hồi nợ vay. Vì vậy, NHTMCP NTVN đã xây dựng một quy trình xử lý tài sản đảm bảo hợp lý phù hợp với từng loại nhằm khai thác tối đa hiệu quả thu hồi nợ theo đề án xử lý nợ tồn đọng của NHTMCP NTVN đã đề ra.

Nợ xấu có tài sản đảm bảo chiếm đến gần 50% tổng số nợ xấu có khả năng thu hồi. Đây cũng là nhóm nợ mà Ngân hàng kỳ vọng có thể xử lý nhanh hơn nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý chung đối với nợ xấu. Tại NHTMCP NTVN, lượng tài sản này có giá trị khá lớn, chủ yếu tập trung trong các vụ án lớn. Phần lớn việc phát mãi do chính Ngân hàng thực hiện.

Để thực hiện tốt công tác này, NHTMCP NTVN đã xây dựng quy trình xử lý tài sản đảm bảo, để thu hồi nợ với những quy định chặt chẽ từ việc tiếp nhận tài sản, đặc biệt là tài sản từ các vụ án, đến việc tổ chức khai thác, phát mãi tài sản, tuân theo các văn bản của Chính phủ và các ban ngành như Quyết định số 149/2001/QĐ-TTG, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP- BCA-BTC-TCĐC do Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Tài chính - Tổng cục Địa chính ban hành, thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT/NHNN- BTP do Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp ban hành …

Để hoạt động xử lý tài sản đảm bảo được triển khai nhanh và thống nhất, NHTMCP NTVN đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề về xử lý tài sản đảm bảo

nhằm tháo gõ kịp thời những vướng mắc liên quan và đúc rút kinh nghiệm giữa các thành viên của hệ thống.

Các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu được tăng cường

Dù cố gắng đến đâu, hoạt động tín dụng vẫn luôn tồn tại một tỷ lệ nợ xấu nhất định. Chính vì vậy, NHTMCP NTVN đã thiết lập được các biện pháp dự phòng để hạn chế rủi ro. Một trong những biện pháp đó là cho vay có tài sản bảo đảm.

Nhằm mục tiêu nâng cao trách nhiệm trả nợ của bên vay cũng như tăng biện pháp dự phòng trong trường hợp có rủi ro xảy ra, thời gian qua, NHTMCP NTVN đã rất tích cực đẩy mạnh phương thức cho vay có tài sản đảm bảo, bao gồm đối với tất cả các DNNN. Tuy danh mục tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, vấn đề xử lý tài sản đảm bảo còn gặp nhiều khó khăn phức tạp song chúng ta có thể khẳng định chủ chương tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo bằng tài sản đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng danh mục cho vay của NHTMCP NTVN và là nguồn dự phòng tốt để xử lý khi có rủi ro xảy ra.

Tiến hành phân loại nợ trong hoạt động tín dụng.

Việc đầu tiên khi xử lý nợ xấu là NHTMCP NTVN đã tiến hành rà soát lại toàn bộ các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để có được chính sách cho từng loại khách nợ. Theo Quyết định 493 việc phân lọa nợ nhằm mục đích giúp các Ngân hàng đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng được chính xác hơn vì việc phân loại nợ theo từng khoản vay, theo từng khách hàng thay vì đơn thuần phân loại nợ theo tính chất nợ trong hạn hay nợ quá hạn.

Để có cơ sở xác định các loại nợ sát với thực tế, Ngân hàng đã tiến hành xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng để hỗ trợ cho việc phân loại nợ. Hệ thống xếp hạng tín dụng được xác định với các nội dung chủ yếu: Cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng: chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết, uy tín với tổ chức tín dụng trước đây… trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

Xử lý nợ thông qua Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC)

Công ty Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản NHTMCP NTVN (AMC – NHTMCP NTVN) được thành lập theo Quyết định số 99/QĐ-TCCB.ĐT ngày 27/02/2002 của Hội đồng quản trị NHTMCP NTVN. AMC – NHTMCP NTVN thực hiện tiếp nhận và quản lý các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tài sản gán nợ của NHTMCP NTVN để quản lý và xử lý nhằm thu hồi vốn kinh doanh cho NHTMCP NTVN. Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật trình NHNN để trình Ban chỉ đạo cơ cấu tài chính NHTM của Chính phủ xem xét, trình Thủ tướng cho phép NHTMCP NTVN xóa nợ cho khách hàng (đối với nhóm nợ không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng thu hồi). Chủ động bán các tài sản đảm bảo nợ vay thuộc thẩm quyền định đoạt của NHTMCP NTVN theo giá thị trường.

Đến 31/12/2008, do thực hiện thu nợ bằng nhiều biện pháp như trực tiếp đòi nợ khách hàng, Ngân hàng tổ chức bán, cho thuê, khai thác tài sản đảm bảo… toàn hệ thống đã thu và giảm nợ được

Tại NHTMCP NTVN, nhiều tài sản có giá trị lớn hàng tỉ đồng, chủ yếu là nhà cửa, đất đai và máy móc, thiết bị được tập trung trong các vụ án lớn. Đối với những tài sản này, các cơ quan Thi hành án địa phương đã kê biên và bàn giao lại cho Ngân hàng để quản lý, khai thác, phát mại thu hồi nợ. Theo quy định thì Ngân hàng có thể thực hiện việc xử lý phát mãi tài sản đảm bảo thông qua Trung Tâm bán đấu giá ở địa phương, cơ quan Thi hành án hoặc do chính Ngân hàng tự tiến hành, ở NHTMCP NTVN, phần lớn việc phát mãi tài sản đảm bảo là do chính Ngân hàng thực hiện (bao gồm các Chi nhánh hoặc Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của NHTMCP NTVN)

Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro

Thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng, NHTMCP NTVN đã xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Theo đó, dư nợ tín dụng được phân loại thành 5 nhóm. Những

khoản dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động. Tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng là: 0% đối với nhóm I, 5% đối với nhóm II, 20% đối với nhóm III, 50% đối với nhóm IV, 100% đối với nhóm V.

Hội đồng xử lý rủi ro thực hiện việc phân loại tài sản “Có”, trích lập dự phòng rủi ro trong từng quý và giám sát hoạt động thu hồi nợ. Từ khi thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo cơ chế mới, lượng trích dự phòng của NHTMCP NTVN đã đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tế, giúp cho việc sử dụng dự phòng rủi ro ngày càng có hiệu quả. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trở thành một trong số các biện pháp quan trọng nhất giúp NHTMCP NTVN xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quản trị nợ xấu trong ngân hàng thương mại thực trạng và giải pháp trong ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam.doc (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w