Giải pháp thâm nhập thị trường:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và những giải pháp mở rộng thị trường của công ty cổ phần Docimexco.pdf (Trang 54 - 57)

- Chiến lược giá: Chiến lược giá của Docimexco được định giá cho sản phẩm gạo phụ thuộc vào 3 yếu tố: giá thành sản xuất của công ty, giá giao dịch trên thị

3.8Giải pháp thâm nhập thị trường:

Khi mà công ty đã lựa chọn một số thị trường nước ngoài làm mục tiêu mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình thì cần tìm ra được phương thức tốt nhất để thâm nhập vào thị trường đó.Việc lựa chọn phương thức thâm nhập được thực hiện trên cơ sở hoạt động nghiên cứu đánh giá thị trường tuỳ vào khả năng của công ty. Mỗi thị trường chỉ phù hợp với một hoặc vài phương thức thâm nhập vì vậy công ty phải lựa chọn phương thức thâm nhập hiệu quả nhất.

Thị trường Châu Á :

Đây là thị trường tiêu thụ chiếm tỷ lệ lớn trên 70% sản lượng gạo xuất khẩu của công ty. Đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Nơi này có nhiều nét tương đồng về văn hóa với nhau, nhưng cũng có điểm khác nhau.Vì thế Công ty cần nghiên cứu kĩ và nắm vững những đặc điểm về văn hóa, tập quán thương mại của từng thị trường ở khu vực này thông qua các Đại sứ quán tại Việt Nam tại các nước này, hay thu thập thông tin về giá cả mặt hàng gạo qua các tài liệu, báo cáo thống kê của Bộ Thương mại Việt Nam. Và trong khả năng tài chính cho phép, công ty nên thành lập ngay một văn phòng đại diện hay thành lập một nhà phân phối tại đại lý bán sản phẩm gạo của công ty ở một số thị trường tiêu biểu trong khu vực Châu Á như : Philippines, Indonesia, Malaysia,…Để trực tiếp bán hàng hay phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cũng như thu thập thông tin ý kiến phản hồi từ khách hàng đối với sản phẩm gạo của Công ty.

Ngoài ra công ty có thể xem mở rộng thị trường sang Thổ Nhĩ Kỳ, vì đây là cầu nói giữ hai lục địa Á và Âu. Mặt khác Chính sách kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang hướng mạnh về Châu Á, mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại ở Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: gạo, cà phê, rau quả, điện tử…Đầy là điều kiện thuận lợi cho ta.

Thị trường Châu Phi:

Một điểm đáng chú ý là các nước trong khu vực, kể cả nước từng phát triển theo đường lối tập trung, điều đã áp dụng cơ chế thị trường và hiện đang có sự gắng kết nhau thông qua việc hình thành liên kết kinh tế giữ khu vực như khối liên minh thuế Nam Phi, khối sử dụng đồng Franc Tây Phi, khối Maghred tại Bắc Phi, khối các nước vùng Vịnh, Hiệp hội SAFTA….Thương mại giữa các nước trong khối được áp dụng những ưu đãi đặc biệt. Tại khu vực này thị trường cần chú ý là Nam Phi bởi đây là những thị trường có sức tiêu thụ khá, các doanh nghiệp Nam Phi có uy tín trên thị trường.Vì vậy trong chiến lược

thâm nhập thị trường, cần chọn những thị trường “trọng điểm” cho từng khối và lấy đó làm bàn bạp để phát triển thêm những nước trong khối.

Đây là thị trường nhập khẩu lớn của công ty. Để tạo ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu, công ty cần nhanh chóng tháo gỡ những vướn mắc, khắc phục những khó khăn trở ngại như:

+ Công ty cần khắc phục tình trạng thông tin giới hạn giữ hai bên quá hạn chế, khoảng cách về địa lý quá xa, nhiều nước Châu phi, Việt Nam chưa có Đại sứ quán hay thương vụ nên công ty khó thu thập thông tin thương mại, để mà có thể mở rộng cũng như thâm nhập. Nhưng công ty cũng có trang web, thông qua báo trí…giới thiệu về đất nước, nền văn hóa thương mại của khu vực này. Ngoài ra công ty cần khắc phục tình trạng xuất khẩu thông qua trung gian của nước thứ ba. Song song với việc này Công ty cần xuất khẩu trực tiếp vào các nước Châu Phi mà có khả năng thanh toán hay. Chỉ chấp nhận hình thức thánh toán trả chậm sau đúng ba tháng đối với những khách hàng có uy tín và truyền thống với công ty.

+ Công ty nên cố gắng đẩy mạnh các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với bạn hàng châu phi về thối quen, tập quán tiêu dùng của thị trường mỗi nước. Tăng cường thiết lập mối quan hệ tin cậy, lâu dài nhằm phục vụ tốt cho vấn đề thanh toán tài chính, tạo điều kiện vững chắc trong tương lai.

Ngoài ra công ty nên tận dụng Chính sách của Chính Phủ khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo như: Thành lập ủy hỗ trợ xuất khẩu, ưu tiên đặt biệt cho khu vực ở Châu Phi.

Thị trường Châu Âu:

Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này, thì đều rất khó. Hầu như, tất cả các mặt hàng đều có một yêu cầu riêng và một chế độ nhất định về an toàn thực phẩm, đối với sản phẩm thì luôn luôn gạo phải có chất lượng cao.

Ở đó hàng nông sản: Các tổ chức bán lẻ Châu Âu đã xây dựng hệ thống các chỉ dẫn canh tác trong sản xuất nông nghiệp bao gồm các tiêu chuẩn chăm sóc đất trồng, sử dụng phân bón, theo dõi sâu bệnh, bảo vệ mùa màng, thu hoạch, sau thu hoạch, sức khoẻ và sự an toàn của người lao động. Để đáp ứng các tiêu chuẩn này khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đặc biệt các nước trong EU, thì công ty cần phải có quá trình chuẩn bị trước từ khâu nguồn hàng vì vậy các nhà quản lý cần có kế hoạch hỗ trợ những nhà sản xuất nông nghiệp biết được những thông tin cần thiết, những thông tin này có thể truy cập trên mạng internet.

Vì thế mà công ty cần chuẩn bị nguồn hàng tốt bằng cách cố gắng đẩy mạnh bao tiêu sản phẩm ,ở khu vực trồng lúa gạo có chất lượng cao, để tăng và cung cấp gạo cho nhu cầu của thị trường khó tính này. Do đó mà công ty cần nên cải tiến các thiết bị máy móc, công nghệ chế biến theo tiêu chuẩn của các Châu Âu. Bên cạnh đó cần khắc phục sự hạn chế thông tin về thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và những giải pháp mở rộng thị trường của công ty cổ phần Docimexco.pdf (Trang 54 - 57)