Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đối với hàng nông sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế.pdf (Trang 66 - 68)

1. Khái quát về việc sử dụng các biện pháp bảo hộ hàng nông sản của n−ớc ta hiện nay

1.3. Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đối với hàng nông sản

Hàng nông sản đ−ợc bảo hộ bằng mức thuế cao hơn so với các hàng hoá khác (bình quân 24% so với mức 16% bình quân chung). Mức độ chênh lệch giữa các thuế suất lớn. Xu thế chung của thế giới là bảo hộ cao đối với hàng nông sản sơ chế, bảo hộ thấp đối với sản phẩm đã chế biến. Thuế quan của Việt Nam thì ng−ợc lại, sản phẩm chế biến đ−ợc bảo hộ cao hơn. Điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến mới bắt đầu phát triển, nhiều ngành đang là ngành công nghiệp non trẻ. Do giá trị gia tăng trong chế biến nông sản ch−a cao nên mức bảo hộ hiệu quả (ERP) còn cao hơn nhiều so với mức bảo hộ danh nghĩa. Thậm chí có nhiều ngành ERP lên đến trên 100%, gây lãng phí lớn trong phân bổ nguồn lực phát triển giữa các ngành.

Đối với hầu hết ngành công nghiệp chế biến mức độ bảo hộ hiệu quả cao hơn mức độ bảo hộ danh nghĩa. Một số ngành có mức độ bảo hộ thực tế

rất cao (trên 100%) bao gồm r−ợu các loại, n−ớc ngọt và các loại n−ớc không cồn khác, chế biến thực phẩm, chế biến và bảo quản rau củ quả.

Bảo hộ hiệu quả và bảo hộ danh nghĩa đối với các ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam năm 2001

Mã ngành Công nghiệp chế biến ERP (%)

NRP (%) (%)

Giá trị trung bình 45.03 13,01

22 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt 33.78 8.93

23 Chế biến, bảo quản dầu mỡ động vật. -8.31 8.83

24 Bơ sữa và các sản phẩm từ bơ sữa 34.76 17.28

26 Chế biến và bảo quản rau củ quả 101.60 40.95

27 R−ợu các loại 163.60 99.27 28 Bia các loại -4.44 5.61 29 N−ớc ngọt, đồ uống không cồn 141.00 50.00 30 Đ−ờng các loại 35.02 11.74 31 Chế biến cà phê 95.64 50.00 32 Chế biến chè các loại 88.41 50.00 33 Thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá 85.67 75.13 35 Chế biến gạo 48.41 40.00 36 Chế biến thực phẩm khác 127.57 29.92 47 Phân bón hoá học -6.84 0.38

48 Phân bón và các hoá chất nông nghiệp -3.10 0.47

49 Thuốc trừ sâu 2.81 3.00

50 Thuốc thú y -1.21 0.00

52 Chế biến cao su và các sản phẩm từ cao su 19.96 12.07

82 Thức ăn gia súc -14.02 10.00

Nguồn: CIE

Các sản phẩm có mức bảo hộ cao (ERP> 50%) gồm: chế biến cà phê, chế biến chè các loại, thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá…Một số sản phẩm trong nhóm này là các sản phẩm thay thế nhập khẩu có nhu cầu cao về vốn do vậy cần có mức bảo hộ cao. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm có lợi thế cạch tranh t−ơng đối lớn, kim ngạnh xuất khẩu cao nh−: chế biến cà phê, chè cũng thuộc nhóm này. Điều này có thể lí giải theo 2 cách: Thứ nhất, Chính phủ có xu

h−ớng bảo hộ những ngành mới thành lập và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà n−ớc; Thứ hai, các ngành này cần đ−ợc bảo hộ cao để có thể chi phối đ−ợc thị tr−ờng trong n−ớc.

Nhóm ngành sản phẩm có mức độ bảo hộ thấp (từ 0 - 50%) và một số ngành chế biến khác có chỉ số ERP âm gồm đ−ờng các loại, bơ sữa và các sản phẩm từ bơ sữa; chế biến và bảo quản thịt, phân bón hoá học …ERP của tất cả các sản phẩm trong nhóm này thấp hơn NRP cho thấy chính sách bảo hộ các ngành sản xuất trong n−ớc của Chính phủ tỏ ra kém hiệu quả. Từ quan điểm bảo hộ có thể nhận thấy, ngành công nghiệp chế biến phần lớn đ−ợc h−ởng lợi từ sự bảo hộ của Nhà n−ớc. Giá trị gia tăng của các ngành sản xuất trong n−ớc sẽ cao hơn nhiều lần so với khi không có bảo hộ. Điều này một mặt cho thấy, chính sách thuế và các nhân tố khác của cơ chế th−ơng mại đã phát huy tác dụng và có xu h−ớng mở rộng sản xuất của các ngành trên. Nh−ng mặt khác, hàng rào thuế quan hiện hành có thể bóp méo sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của thị tr−ờng, làm thay đổi luồng và h−ớng th−ơng mại.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế.pdf (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)