Các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế.pdf (Trang 78 - 80)

2. Các biện pháp phi thuế quan bảo hộ hàng nông sản của Việt Nam từ năm 1996 đến nay

2.3.2.Các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật

Các biện pháp kiểm dịch động thực vật bao gồm tất cả các luật, nghị định, qui định, yêu cầu và thủ tục liên quan nh− tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng; các ph−ơng pháp sản xuất và chế biến; các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp thuận; các yêu cầu liên quan đến vận chuyển vật nuôi và cây trồng; các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm.

- Kiểm dịch động thực vật đ−ợc quan tâm nhiều ở Việt Nam với nhiều

văn bản pháp qui ở các cấp, các ngành:

+ Nghị định số 07/CP ngày 5/2/1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng.

+ Quyết định số 117/2000/QĐ/BNN-BVTV ngày 20/11/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục đối t−ợng kiểm dịch thực vật.

+ Quyết định số 56/2001/QĐ/BNN-BVTV ngày 23/5/2001 của Bộ tr−ởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và quá cảnh.

+ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25/07/2001.

+ Luật kiểm dịch, bảo vệ thực vật và quản lý thuốc trừ sâu cùng với Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 và Thông t− của Bộ NN& PTNT h−ớng dẫn thực hiện.

+ Pháp lệnh thú y sửa đổi đ−ợc thông qua ngày 29/4/2004 và có hiệu lực ngày 1/11/2004. Nghị định h−ớng dẫn thực hiện Pháp lệnh đ−ợc ban hành trong tháng 12/2004.

- An toàn vệ sinh thực phẩm: Xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề vệ

sinh an toàn thực phẩm, Nhà n−ớc ta đã có những văn bản pháp luật nhằm quản lý thống nhất lĩnh vực này nh− :

+ Quyết định số 14/1999/QĐ-TTg ngày 4/2/1999 của Thủ t−ớng Chính phủ về việc thành lập Cục quản lý chất l−ợng vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.

+ Thông t− số 04/2000/TT-BYT ngày 21/01/2000 của Bộ Y tế h−ớng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, đăng ký chất l−ợng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Quyết định số 2027/2001/QĐ-BYT ngày 30/5/2001 của Bộ tr−ởng Bộ Y tế ban hành “Quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm”.

+ Quyết định số 928/2002/QĐ-BYT ngày 21/3/2002 của Bộ tr−ởng Bộ Y tế ban hành “Quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm”.

Uỷ Ban Th−ờng vụ Quốc hội cũng ban hành Pháp lệnh số 12/2003/PL- UBTVQH11 ngày 26/7/2003 về Vệ sinh an toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 1/11/2003. Pháp lệnh điều chỉnh các vấn đề liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu thực phẩm l−ơng thực. Theo đó, kinh doanh thực phẩm là kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh d−ỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm đ−ợc bảo quản bằng ph−ơng pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình nhập khẩu, xuất khẩu; khi nhập khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam; khi xuất khẩu phải tuân theo quy định của Pháp lệnh này và quy định của pháp luật n−ớc nhập khẩu. Ngoài ra vấn đề an toàn thực phẩm còn đ−ợc quy định bởi Luật bảo vệ ng−ời tiêu dùng, Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1998 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và Nghị định 41/1998/NĐ-CP về quản lý d−ợc phẩm có trong thức ăn. Tính tới 11/2004, 50% các tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam về l−ơng thực - thực phẩm là phù hợp với ISO, CODEX.

Việt Nam và một số thành viên ASEAN khác đang triển khai một khuôn khổ bảo vệ thực vật hài hòa b−ớc đầu gồm 10 sản phẩm nông nghiệp và chỉ áp dụng trong phạm vi ASEAN. Việc triển khai hệ thống quản lý chứng chỉ bảo vệ thực vật cũng đã đ−ợc hoàn thành. Việt Nam đã ký hiệp định và thoả thuận sơ bộ về hợp tác bảo vệ động vật với Hoa Kỳ, áchentina, Australia, Hà Lan, Liên bang Nga, Pháp…Việt Nam cũng đang nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để giám định động vật và chất l−ợng vệ sinh an

CODEX, OIE, IPPC, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ của Việt Nam đ−ợc xây dựng phù hợp với các công −ớc quốc tế và đ−ợc thực hiện ở mức độ cần thiết, ít tạo ra những rào cản vô căn cứ đối với th−ơng mại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đóng vai trò là điểm trả lời các thắc mắc chung về các biện pháp kiểm dịch động thực vật theo yêu cầu của Hiệp định WTO về Vệ sinh dịch tễ, Kiểm dịch động thực vật. Việt Nam cam kết thực thi Hiệp định SPS ngay khi gia nhập, ngoại trừ một giai đoạn chuyển tiếp tới năm 2008 để tuân thủ các nghĩa vụ liên quan đến hài hòa (Điều 3.1, 3.3 và 3.4), t−ơng đ−ơng (Điều 4) và các thủ tục kiểm soát, chấp thuận và kiểm tra (Điều 8).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế.pdf (Trang 78 - 80)