Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các Ngân hàng thương mại Nhà nước.pdf (Trang 47 - 50)

i. Lợi nhuận sau thuế

2.3.1. Rủi ro thanh khoản

Trong năm 2007 đầu năm 2008 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, thâm hụt thƣơng mại ở mức kỷ lục khiến cho tốc độ tăng trƣởng GDP có xu hƣớng chậm lại do đó vấn đề rủi ro đối với hệ thống ngân hàng luôn đƣợc các tổ chức quan tâm, chỉ một sự đổ vỡ nhỏ cũng sẽ gây nên khủng hoảng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ nhƣ: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, phát hành trái

http://svnckh.com.vn 48

phiếu bắt buộc…khi đó đã xuất hiện dấu hiệu rủi ro thanh khoản trên hệ thống ngân hàng. Lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng liên tục tăng nhanh là những biểu hiện rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Mặc dù lãi suất đã đƣợc các NHTM đẩy lên rất cao nhƣng tốc độ huy động tiền gửi của các ngân hàng vẫn còn chậm đã đẩy tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi trung bình 5 NHTMNN lên đến 101,8%. Do đó, đến một thời điểm khi ngân hàng không có đủ lƣợng tiền dự trữ cần thiết để thanh toán cho khách hàng thì rủi ro thanh khoản xảy ra và sẽ gây nên những khủng hoảng cho hệ thống ngân hàng.

Tăng trƣởng tín dụng quá nóng là một trong nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản. Trong năm 2008, các nhà quản trị ngân hàng đã cùng nhau bắt tay hành động để kiềm chế tốc độ tín dụng tăng nhanh nhƣng dƣờng nhƣ kết quả nhận đƣợc lại đáng thất vọng khi mà Qúy I năm 2008, tỷ lệ cho vay / huy động tiền gửi của AGRI và MHB vẫn không hề giảm và đều trên 100%.

http://svnckh.com.vn 49

Bảng 7- Tỷ lệ cho vay / huy động tiền gửi của các NHTMNN

Ngân hàng 2006 2007 Q1/2008 VCB 56,6% 66,0% - BIDV 92,6% 97,5% - ICB 80,4% 95,8% - MHB 202,0% 140,1% 151,5% AGRI 119,2% 109,4% 115,7% Trung bình 110,2% 101,8% -

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các ngân hàng, BVSC Theo báo cáo của IMF tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ngành ngân hàng năm 2006 là 25% nhƣng đến năm 2007 con số này đã là 54%. Sự tăng trƣởng tín dụng quá nóng của các NHTM nói chung và NHTMNN nói riêng đi kèm với cơ cấu đầu tƣ không hợp lý khi tập trung quá lớn vào đầu tƣ bất động sản chứa nhiều rủi ro, nhất là khi thị trƣờng nhà đất đóng băng nhƣ hiện nay sẽ dẫn đến sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Trong khi đó, vấn đề quản trị thanh khoản tại các NHTMNN còn yếu kém, công cụ quản lý chƣa hữu hiệu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nguy cơ về rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng.

Bên cạnh đó, công tác dự báo và phân tích thị trƣờng của các NHTMNN còn có nhiều hạn chế, bất cập. Các ngân hàng chƣa có những bộ phận chuyên sâu nghiên cứu và phân tích diễn biến thị trƣờng để có thể giúp Ban quản trị ngân hàng đƣa ra những định hƣớng, giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản. Thông tin liên kết giữa các ngân hàng còn yếu kém, chƣa hỗ trợ để giải quyết những vƣớng mắc trong quá trình quản trị rủi ro thanh khoản, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động huy động vốn khiến cho lãi suất tăng cao trong thời gian vừa qua. Điều này khiến cho khách hàng có xu hƣớng gửi ngắn hạn và thƣờng xuyên chuyển tiền sang

http://svnckh.com.vn 50

các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn, làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống.

Đặc biệt trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chƣa minh bạch đã gây nên sự lựa chọn đối nghịch của các ngân hàng và rủi ro đạo đức từ phía khách hàng. Do lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng, do sự mất giá của VND nên nhiều khách hàng đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này để chuyển sang ngân hàng khác có mức lãi suất cao hơn, hoặc chuyển sang mua vàng hay USD do có tính ổn định cao. Điều này đã gây nên những khó khăn cho các NHTMNN trong việc quản trị rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các Ngân hàng thương mại Nhà nước.pdf (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)