Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các Ngân hàng thương mại Nhà nước.pdf (Trang 50 - 51)

i. Lợi nhuận sau thuế

2.3.2.Rủi ro tín dụng

Hoạt động cho vay vẫn là mảng hoạt động chính của các NHTMNN hiện nay. Tỷ lệ cho vay /tổng tài sản trung bình của 5 NHTMNN năm 2007 là 60,3% điều này chứng tỏ các ngân hàng có mức phụ thuộc cao vào hoạt động tín dụng trong đó tập trung nhiều nhất vào cho vay các doanh nghiệp nhà nƣớc và các dự án đầu tƣ, kinh doanh bất động sản và cho vay cầm cố chứng khoán. Theo NHNN, ở thời điểm 2008, giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm khoảng 50% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng; dƣ nợ cho vay đầu tƣ bất động sản chiếm khoảng 135.000 tỷ chiếm khoảng 10,8% tổng dƣ nợ toàn hệ thống. Bên cạnh đó dƣ nợ cho vay chứng khoán tăng nhanh trong năm 2007 do sự bùng nổ thị trƣờng chứng khoán. Trƣớc tình hình đó NHNN đã ban hành quyết định 03 khống chế mức cho vay cầm cố chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 20% vốn điều lệ của ngân hàng và đặt trọng số rủi ro cho hình thức vay vốn này là 150%. Trong bối cảnh thị trƣờng nhà đất và thị trƣờng chứng khoản sụt giảm mạnh nhƣ hiện nay thì những hình thức cho vay có đảm bảo trên của các NHTMNN mang một rủi ro rất cao.

Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN có xu hƣớng giảm nhƣng con số thực tế theo đánh giá của IMF thì vẫn còn lớn hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các nƣớc trong khu vực. Tỷ lệ nợ xấu cao nguyên nhân chính là do các ngân hàng chƣa có một hệ thống và thang điểm đánh giá đánh mức độ tín nhiệm của khách hàng. Hiện nay một số NHTMNN nhƣ VCB hay BIDV đã

http://svnckh.com.vn 51

xây dựng mô hình tín dụng theo những khối để tăng tính độc lập trong khâu thẩm định khách hàng. Tuy nhiên tính hiệu quả của những cải cách trên là chƣa thật sự đáng kể. Đối tƣợng khách hàng chủ yếu của NHTMNN vẫn là các DNNN do mối quan hệ hợp tác truyền thống và đƣợc sự hậu thuẫn từ phía Chính phủ. Mặc dù các DNNN thƣờng là những đơn vị kinh doanh làm ăn kém hiệu quả nhất và chứa đựng nhiều rủi ro khi không thanh toán đƣợc nợ cho ngân hàng nhƣng với tâm lý chung của các NHTMNN nếu có gì xảy ra thì Nhà nƣớc cũng đứng ra giải quyết. Điều này khiến cho NHTMNN vẫn dành một lƣợng vốn lớn đề cho các DNNN vay bất chấp những rủi ro lớn đang tiềm ẩn.

Tuy nhiên NHNN cũng đã thể hiện đƣợc vai trò trong việc điều hành giám sát hoạt động của các ngân hàng khi ban hành Quyết định 493 và bổ sung Quyết định 18 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu. Một bƣớc tiến lớn trong cách phân nhóm nợ theo Quyết định 493 khi các loại nợ với mức rủi ro khác nhau sé gắn liền với tỷ lệ trích lập dự phòng khác nhau. Do đó, ngân hàng sẽ có thể tăng thêm một phần vốn để kinh doanh do không phải trích lập dự phòng rủi ro với nhóm 1- nợ thông thƣờng trong khi vẫn có những khoản dự phòng thích hợp cho những tài sản có rủi ro ở các nhóm còn lại.

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các Ngân hàng thương mại Nhà nước.pdf (Trang 50 - 51)