3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TRONG THỜ
3.2. Tăng cƣờng quản lý cho vay
* Tăng cường quản lý cho vay
Hiệp ƣớc BASEL II có cho phép các ngân hàng lựa chọn một trong hai phƣơng pháp: tiếp cận chuẩn hóa có sự đánh giá xếp loại của các tổ chức tín dụng độc lập hoặc theo cách tiếp cận dựa vào đánh giá nội bộ IRB để xác định rủi ro tín dụng. Theo cách tiếp cận thứ nhất với việc đánh trọng số rủi ro cho các khoản dƣ nợ cho vay theo quốc gia, dƣ nợ cho vay các cơ quan công quyền phi trung ƣơng, dƣ nợ cho vay các ngân hàng phát triển đa phƣơng, dƣ nợ cho vay các ngân hàng, các công ty bao gồm cả các công ty chứng khoán, các dƣ nợ cho vay đƣợc đảm bảo bằng bất động sản, với các khoản nợ quá hạn… đƣợc xác định trên cơ sở có sự đánh giá xếp loại của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập. Cách làm này là một hƣớng đi tốt trong ngắn hạn khi có sự xếp loại chính xác các khoản rủi ro để ngân hàng có giải pháp trong việc thiết lập vốn tối thiểu để dự phòng rủi ro. Tuy nhiên trong dài hạn thì cách làm này lại chứa đựng nhiều hạn chế: do chi phí trả cho các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập rất lớn khiến cho lợi nhuận của các NHTMNN sẽ giảm sút, bên cạnh đó sẽ hình thành nên quan hệ phụ thuộc giữa các ngân hàng với việc đánh giá xếp hạng của các tổ chức, các tổ chức đánh giá tín dụng sẽ chiếm vai trò thƣợng phong, chi phối đến hoạt động quản trị rủi ro của NHTMNN. Xét trên khía cạnh xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn- vững mạnh- ổn định- không bị khủng hoảng thì các NHTMNN nên đi theo hƣớng tiếp cận rủi ro tín dụng dựa vào đánh giá nội bộ IRB là chủ đạo bên cạnh đó cũng cần có thêm sự phối hợp kiểm toán đánh giá của các tổ chức tín dụng độc lập. Để bắt đầu và sử dụng phƣơng pháp dựa vào đánh giá nội bộ các NHTMNN cần phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu tối thiếu sau: Các NHTMNN cần phải chứng minh cho cơ
http://svnckh.com.vn 69
quan giám sát về khả năng của ngân hàng trong việc đánh giá và xếp loại rủi ro với tiêu chuẩn phù hợp, đủ tin cậy và nhất quán. Để thực hiện đƣợc điều này các NHTMNN phải có quy trình hệ thống ƣớc lƣợng rủi ro cung cấp một sự đánh giá về ngƣời vay vốn và các đặc trƣng giao dịch; một sự phân biệt có ý nghĩa về rủi ro; các đánh giá về định lƣợng chắc chắn và tƣơng đối chính xác về rủi ro. Tùy nhiên mỗi ngân hàng có đối tƣợng khách hàng, sản phẩm dịch vụ khác nhau mà xây dựng hệ thống đánh giá cho phù hợp nó bao gồm tất cả các phƣơng pháp, quy trình, các biện pháp kiểm soát, việc thu thập số liệu và hệ thống công nghệ thông tin.
Nhƣ vậy để giảm rủi ro tín dụng, trƣớc khi quyết định cho vay các NHTMNN cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả và rủi ro của khoản cho vay đó. Phƣơng pháp phổ biến nhất mà các nƣớc trên thế giới đang áp dụng là‟‟ phƣơng pháp 5c‟‟ phân tích tín dụng theo 5 chỉ tiêu:
1. Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu thể hiện tiềm lực tài chính của khách hàng. Song song với việc đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng vay cần đánh giá thực trạng tài chính của ngƣời đi vay và thu nhập dự kiến của đối tƣợng vay vốn đó.
2. Chất lƣợng tín dụng chỉ đƣợc đảm bảo khi khách hàng có khả năng trả nợ và thanh toán các khoản nợ đúng hẹn. Khi đánh giá khả năng hoàn trả phải đánh giá đƣợc thu nhập trong tƣơng lai của khách hàng để khẳng định nguồn trả nợ dựa trên bảng phân tích tổng kết tài sản của khách hàng.
3. Phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan có thế ảnh hƣởng đến hoạt động của khách hàng, nhƣ vậy có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến rủi ro của khoản vay. Cần phải dự đoán những trƣờng hợp bất thƣờng hay xấu nhất có nguy cơ gây nên rủi ro cho khoản vay.
4. Đặc tính liên quan đến khả năng độc lập của khách hàng. Khách hàng phải độc lập trong kinh doanh, có năng lực kinh doanh nhƣng không quá mạo hiểm. Hạn chế tối đa rủi ro đạo đức khi ngƣời đi vay thực hiện những hành động không nhƣ theo cam kết.
5. Thế chấp là tài sản đảm bảo an toàn nhất cho khoản vay của khách hàng đồng thời tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đi vay vốn.
http://svnckh.com.vn 70
Các ngân hàng căn cứ vào những chỉ tiêu trên để quyết định việc cho vay. Ngoài ra, các ngân hàng phải áp dụng hệ thống trong đó việc thẩm định và cho vay đƣợc thực hiện bởi hai bộ phận độc lập nhau. Hiện nay ở Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thƣơng đã xây dựng mô hình theo 3 khối: khối quản lý rủi ro tín dụng, khối quan hệ khách hàng, và khối quản lý nợ. Khối quan hệ khách hàng sẽ mang đến những thông tin về khách hàng, khối quản lý rủi ro tín dụng sẽ đánh giá lại độ tin cậy của thông tin khách hàng đƣa về và khối quản lý nợ sẽ chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của khách hàng và khoản vay sau khi đã đƣợc ngân hàng cung cấp.Đây là một hƣớng đi hay mà các NHTMNN còn lại nên phân tích để xây dựng mô hình cho phù hợp của ngân hàng mình.
Mặt khác các NHTMNN còn cần phải tuân theo những nguyên tắc của quản lý cho vay nhƣ sau:
1. Sàng lọc, giám sát khách hàng: Thu thập thông tin về khách hàng, xếp loại mức độ tín nhiệm theo các thang bậc. Việc chuyên môn hóa cho vay tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng nắm chắc và hiểu rõ về khách hàng của mình
2. Quan hệ khách hàng lâu dài: xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa khách hàng và ngân hàng mang lại lợi ích cho cả hai phía. Ngân hàng có nhiều thông tin về khách hàng, sẽ giảm rủi ro đối với các khoản cho vay đồng thời khách hàng sẽ hƣởng đƣợc những ƣu đãi từ phía ngân hàng nhƣ đƣợc vay với lãi suất có thể thấp hơn, hay sẽ đƣợc ƣu tiên vay vốn khi hoạt động cho vay bị hạn chế.
3. Hạn chế tín dụng: ngân hàng không đƣợc phép cho khách hàng vay với một lƣợng vốn quá lớn, cần phải đáp ứng những yêu cầu đặt ra của NHNN về mức vốn đƣợc phép cho vay đối với một khách hàng. Nên đa dạng hóa danh mục cho vay để phân tán rủi ro
4. Thế chấp và số dƣ tài khoản: để đảm bảo an toàn cho những khoản cho vay cần thiết phải có tài sản thế chấp nhằm hạn chế rủi ro khi khách hàng không có khả năng thanh toán. Lúc đó ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp để bù đắp vào tổn thất do ngƣời đi vay gây ra. Đối với
http://svnckh.com.vn 71
những khoản vay thƣơng mại, ngân hàng cần phải yêu cầu khách hàng có một số dƣ tài khoản nhất định để ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc rủi ro của khách hàng.
*Một số công cụ quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại nhà nước
Theo các chuyên gia kinh tế, bản chất của quản lý cho vay chính là quản lý rủi ro của các khoản cho vay. Để hạn chế rủi ro, trong thời gian tới bên cạnh những công cụ mà các ngân hàng đang thực hiện cần phải đƣợc bổ sung những công cụ mới mà hiện nay các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng:
Chứng khoán hóa các khoản cho vay
Tài sản đƣợc chứng khoán hóa thƣờng là những tài sản sinh lời nhƣ các khoản cho vay mua nhà thế chấp hoặc cho vay tiêu dùng. Các ngân hàng sẽ bán ra thị trƣờng các chứng khoán đƣợc phát hành trên những tài sản đó. Khi các tài sản đƣợc thanh toán, tức ngƣời đi vay hoàn trả cả vỗn lẫn lãi cho ngân hàng, ngân hàng khi đó sẽ chuyển khoản lãi này cho ngƣời sở hữu chứng khoán, còn ngân hàng sẽ giữ lại phần vốn đã bỏ ra.
Đầu tƣ thông qua hoạt động chứng khoán hóa giúp ngân hàng đa dạng hóa, giảm rủi ro, giảm chi phí đối với việc giám sát các khoản vay. Chứng khoán hóa giúp cho ngân hàng tạo ra các tài sản có tính thanh khoản cao dựa trên những tài sản kém thanh khoản, tạo cho ngân hàng một nguồn vốn mới từ các khoản cho vay của mình.Chứng khoán hóa là công cụ đặc biệt hữu hiệu cho các ngân hàng trong việc quản lý rủi ro lãi suất. Các ngân hàng có thể dễ dàng thay đổi danh mục đầu tƣ cho kỳ hạn của tài sản phù hợp hơn với kỳ hạn của các nguồn vốn.
Với những hoạt động giám sát quá trình trả nợ của ngƣời vay, thu các khoản thanh toán đến hạn, đảm bảo có đủ tài sản thế chấp nhằm bảo vệ nhà đầu tƣ chứng khoán, khi đó các ngân hàng có thể thu thêm một khoản lệ phí của những ngƣời đi vay và cà những nhà đầu tƣ. Nhƣ vây, chứng khoán hóa các khoản choi vay đồng thời vừa giúp ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro trong
http://svnckh.com.vn 72
khi các ngân hàng vẫn thu đƣợc một khoản lợi nhuận từ hoạt động này. Do đó, đây là một công cụ mà trong thời gian tới các NHTMNN nên thực hiện
Thƣ bảo lãnh tín dụng
Đƣợc sử dụng để tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng của ngƣời vay vốn, giúp ngân hàng tránh khỏi tình trạng mất vốn vay đồng thời giảm chi phí của ngƣời đi vay. Một trong những loại hình bảo lãnh tài chính phổ biến nhất trong hệ thống ngân hàng là thƣ bảo lãnh tín dùng (SLC) bao gồm:
(1) Thƣ bảo lãnh thực hiện: ngân hàng đảm bảo rằng một công trình hay một dự án sẽ đƣợc hoàn thành đúng hạn
(2) Thƣ bảo lãnh thanh toán: ngân hàng cam kết thanh toánthay cho khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn nhƣ đã cam kết trong hợp đồng giữa khách hàng với bên nhận bảo lãnh.
Do những lợi ích của thƣ bảo lãnh tín dụng mang lại nên các ngân hàng cũng thu đƣợc những khoản phí cho việc phát hành bảo lãnh tín dụng:
1. Ngân hàng sẽ nhận đƣợc khoản phí cho việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh tín dụng thƣờng khoảng 0,5% đến 1% tổng lƣợng tín dụng thực hiện.
2. Thƣ bảo lãnh đƣợc phát hành với chi phí quản lý tƣơng đối thấp do ngân hàng thƣờng biết rõ về đối tƣợng khách hàng.
3. Các ngân hàng ít khi bị yêu cầu phải thanh toán cho hợp đồng bão lãnh.
Hiện nay công cụ bảo lãnh tài chính nói riêng và thƣ bảo lãnh tín dụng nói riêng đang trở thành một công cụ quan trọng. Hiện nay ở Việt Nam cũng có nhiều ngân hàng thƣơng mại cổ phần thực hiện công cụ này. Các NHTMNN trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh nghiệp vụ trên nhằm đa dạng hóa sản phẩm, giảm thiểu rủi ro của các khoản cho vay.
Các công cụ tài chính phái sinh
Chứng khoán hóa các khoản cho vay, bảo lãnh tài chính tuy đã giúp ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng của danh mục cho vay nhƣng lại không linh hoạt trong trƣờng hợp ngân hàng có nhiều khoản vay với các tính chất khác nhau. Các công cụ tài chính phái sinh xuất hiện sẽ góp phần giảm
http://svnckh.com.vn 73
rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất của ngân hàng.Một trong những công cụ phái sinh phổ biến đƣợc sử dụng hiện nay là :
1. Hợp đồng trao đổi tín dụng: Hai ngân hàng trao đổi cho nhau những dòng tiền từ một số bộ phận trong danh mục cho vay của mình, góp phần đa dạng hóa danh mục cho vay.
2. Hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập: ngân hàng thanh toán cho tổ chức bảo đảm toàn bộ dòng thu nhập có tính ổn định không cao từ các khoản cho vay hay đầu tƣ của mình để đổi lấy một dòng thu nhập ổn định hơn dựa trên một lãi suất thị trƣờng cơ sở.
3. Hợp đồng quyền tín dụng: ngân hàng trả phí cho việc một tổ chức thực hiện bảo đảm đối với khoản cho vay hay đầu tƣ trƣớc rủi ro không thể đƣợc thanh toán hoặc thực hiện bù đắp cho sự tăng lên chi phí huy động vốn do mức xếp hạng tín dụng của ngân hàng giảm.
Thị trƣờng sản phẩm phái sinh rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tƣ, không có ai cần phải chấp nhận một rủi ro không phù hợp với năng lực của mình. Vì thế mà thị trƣờng sẽ đƣợc ung cấp nhiều vốn hơn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn.