2. GIẢI PHÁP VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC
2.1. xuất mô hình giám sát Ngân hàng nhà nƣớc tại Việt Nam và các biện pháp
Nam và các biện pháp tăng cƣờng giám sát
Gíam sát có hiệu quả các NHTMNN là nhiệm vụ then chốt để giữ vững sự ổn định - an toàn - hiệu quả - không gặp khủng hoảng của hệ thống các ngân hàng. Theo Uỷ ban BASEL quy trình kiểm tra kiểm soát không chỉ nhằm đảm bảo các ngân hàng có đủ vốn để chống đỡ lại tất cả rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn nhằm khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn. Thanh tra, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng trở thành một chức năng pháp lý cần thiết của nhà nƣớc nhằm phát hiện kịp thời và xử lý các sai phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn và ổn định của cả hệ thống. Do vậy việc xây dựng một cơ quan giám sát ngân hàng hoạt động hiệu quả là việc làm cần thiết để đảm bảo an ninh tài chính đối với hoạt động của các TCTD nói chung và các NHTMNN nói riêng. Nhƣ vậy chúng ta cần phải trả lời trƣớc hết cho câu hỏi mô hình giám sát ngân hàng nào là phù hợp với bối cảnh của Việt Nam trong thời gian tới?
Trong một nghiên cứu mới đây của IMF hiện nay cơ quan giám sát ngân hàng (GSNH) của các nƣớc có thế phân thành 2 nhóm:( i) nhóm những nƣớc mà NHTW đóng vai nhà độc quyền về GSNH;( ii) nhóm các nƣớc mà NHTW không có trách nhiệm hay không phải là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về GSNH. Phụ thuộc vào các nhân tố lịch sử, truyền thống, thể chế chính trị, đặc thù hệ thống tài chính ngân hàng mỗi nƣớc mà lựa chọn những mô hình thích hợp. Vậy Việt Nam sẽ đi theo khuynh hƣớng của nhiều nƣớc ASEAN hay Châu Á khi cơ quan GSNH tách ra khỏi NHTW và hợp nhất
http://svnckh.com.vn 59
với các cơ quan giám sát về lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán để hình thành một tổ chức mới chịu trách nhiệm điều tiết và giám sát chung toàn bộ hệ thống quốc gia; khi đó NHTW sẽ tập trung điều hành các chính sách tiền tệ mà không có sự xung đột của với việc thực thi chức năng giám sát. Tuy nhiên quan điểm này vẫn tiếp tục đƣợc bàn cãi khi mà các chuyên gia cho rằng sự tham gia của một NHTW vào hoạt động GSNH không nhất thiết sẽ làm yếu đi vai trò điều hành chính sách tiền tệ; diễn biến lạm phát và hoạt động GSNH ít nhiều vẫn là hai vấn đề riêng rẽ. Hay sẽ lựa chọn việc thiết lập Uỷ ban giám sát ngân hàng dƣới sự điều hành trực tiếp của NHTW. Trách nhiệm của NHTW là đảm bảo sự vận hành trôi chảy của hệ thống thanh toán và sự bình ổn của hệ thống tài chính và là ngƣời cho vay cứu cánh cuối cùng. Khi phải xử lý sự cố trong hệ thống tài chính, nếu thiếu những thông tin chính xác, đáng tin cậy của cơ quan GSNH thì NHTW sẽ khó lòng hoàn thành xuất sắc vai trò của mình. Cũng với những thông tin đó, NHTW sẽ ứng phó kịp thời trƣớc những cú sốc về thanh khoản, để từ đó có những quyết sách kịp thời và phù hợp khi đóng vai trò là ngƣời cho vay cuối cùng.
Rõ ràng mỗi mô hình mà các quốc gia trên thế giới đang áp dụng điều có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định. Nhằm khai thác tối đa những lợi thế của mỗi loại mô hình, đồng thời vừa đảm bảo hạn chết đƣợc những nguy cơ xung đột có thế có giữa chính sách tiền tệ với chức năng giám sát, mặt khác vẫn theo đuổi đƣợc ý định tăng cƣờng tính độc lập của NHTW trong tƣơng lai, việc lựa chọn mô hình hỗn hợp- tổ chức GSNH vẫn đƣợc đặt trong NHTW nhƣng đƣợc nâng lên vị thế bán độc lập là phƣơng án nên đƣợc lựa chọn nhất.
Thanh tra giám sát ngân hàng từ trƣớc đến giờ vẫn đóng vai trò là thanh tra nhà nƣớc chuyên ngành nằm trong hệ thống NHNN Việt Nam và là một bộ phận thanh tra trong hệ thống tổ chức thanh tra nhà nƣớc. Thanh tra ngân hàng là một bộ máy cơ cấu của NHNN và trực thuộc sự chỉ đạo của Thống đốc, chịu sự điều chỉnh đồng thời của cả Luật NHNN và Luật Thanh tra. Do chƣa đánh giá đúng bản chất và yêu cầu của công việc thanh tra
http://svnckh.com.vn 60
trong một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt nên trên thực tế thanh tra ngân hàng luôn đƣợc coi là cơ quan thanh tra Bộ, có chức năng thanh tra hành chính và chuyên ngành nhƣ mọi hoạt động thanh tra đối với các chuyên ngành khác, do đó hầu hết phải chịu sự điều chỉnh của Luật Thanh tra. Trong thời gian tới bên cạnh việc ban hành đồng nhất Luật Ngân hàng và Luật Thanh tra về chức năng nhiệm vụ của các giám sát viên còn cần phải đổi mới mô hình Thanh tra NHNN hiện nay sao có hiệu quả nhất. Xây dựng hệ thống giám sát an toàn họat động ngân hàng thuộc NHNN theo ngành dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng tƣơng đối độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo điều hành trực tiếp vẫn dƣới sự quản lý của Thống đốc NHNN Việt Nam. Sau đây tác giả xin đề xuất xây dựng mô hình giám sát ngân hàng phù hợp với mục tiêu, định hƣớng phát triển của ngành ngân hàng trong 20 năm tới và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phƣơng pháp giám sát ngân hàng.
Mô hình giám sát ngân hàng cần xây dựng
Trƣớc hết cần phải thành lập Uỷ ban Giam sát ngân hàng(GSNH) tách biệt với Hội đồng Chính sách tiền tệ quốc gia nhƣng vẫn thuộc sự quản lý trực tiếp của Thống đốc NHNN. Uỷ ban GSNH bao gồm một số thành viên chủ chốt: Thống đốc NHNN đóng vai trò là Chủ tịch Uỷ ban, Tổng thƣ ký Uỷ ban do Tổng thanh tra ngân hàng kiêm nhiệm, các ủy viên có thể bao gồm một đại diện của Thanh tra Chính phủ, đại diện Bộ tài chính, Uỷ ban Chứng khoán và Bảo hiểm tiền gửi. Bên cạnh Uỷ ban sẽ đƣợc hỗ trợ từ sự cố vấn của những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giám sát ngân hàng. Có thể xem xét đến việc đƣa các chuyên gia cao cấp này vào một trong những vị trí thành viên của Uỷ ban. Thời gian kiêm nhiệm của các thành viên không đƣợc quá 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm.Uỷ ban do Chủ tịch điều hành, hoạt động với tƣ cách là ban quản trị đƣa ra các chủ trƣơng chính sách, nghị quyết, và quyết định theo đa số, sau đó Tổng thƣ ký sẽ là ngƣời chịu trách nhiệm thực thi.
Uỷ ban GSNH là cơ quan tối cao có quyền và chịu trách nhiệm trong việc: thông qua việc cấp phép, xây dựng kế hoạch và chiến lƣợc phát triển
http://svnckh.com.vn 61
hệ thống các ngân hàng; phê chuẩn các cơ chế, quy định điều tiết, và quyết định các phƣơng án xử lý các ngân hàng có vấn đề nhằm đặt đối tƣợng vào tình trạng giám sát đặc biệt để từ đó có những biện pháp can thiệp phù hợp; Uỷ ban GSNH có thể đƣa ra những phê chuẩn về việc rút phép, tái cơ cấu lại bộ máy hoạt động của các ngân hàng bằng việc hợp nhất, sát nhập, chia tách, thành lập các công ty con, giải thể... nếu ngân hàng hoạt động không hiệu quả, có khả năng gây nên sự khủng hoảng cho hệ thống tài chính- ngân hàng. Bên cạnh đó, Uỷ ban còn có nhiệm vụ và quyền hạn: (1) Phê chuẩn và cơ cấu tổ chức các đơn vị thuộc Khối GSNH; (2) Phê chuẩn các nguyên tắc hoạt động của Khối cùng mạng lƣới chi nhánh.
Trong đó, Khối GSNH đƣợc thành lập dƣới sự quản trị của Uỷ ban GSNH và sự điều hành trực tiếp của Tổng thƣ ký Uỷ ban. Khối GSNH sẽ đảm nhận trách nhiệm chuẩn bị các văn kiện, tài liệu, xây dựng các dự thảo cơ chế, quy chế, quyết định... để đệ trình lên Uỷ ban GSNH xem xét phê chuẩn. Tại trụ sở chính của Khối GSNH thành lập các phòng ban riêng biệt với các chức năng, nhiệm vụ rõ ràng: Phòng định chế tập trung vào công tác nghiên cứu, tham mƣu hoạch định chính sách, xây dựng các quy chế, chế độ, văn bản điều chỉnh hợp lý; Phòng cấp phép thành lập các ngân hàng với chức năng kiểm tra các yêu cầu tối thiểu đặt ra nhƣ: yêu cầu về vốn điều lệ, về vốn pháp định...; Phòng thanh tra giám sát ngân hàng và xử lý các ngân hàng có vấn đề với chức năng tổng hợp báo cáo thanh tra giám sát do các GSNH đƣa lên để tìm ra những phƣơng án tối ƣu đƣợc Chủ tịch Uỷ ban phê chuẩn nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động hệ thống ngân hàng.
Các GSNH khu vực thuộc cơ cấu tổ chức của Khối GSNH với những công cụ kiểm toán nội bộ và độc lập nhằm hỗ trợ cho quá trình giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, từ đó cảnh báo sớm những rủi ro có thế gây nên khủng hoảng cho hệ thống ngân hàng. Các khu vực đƣợc hình thành tùy theo mức độ quy mô các chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố. Với những thành phố lớn có thể đƣợc coi nhƣ một khu vực, những tỉnh miền núi phía bắc do quy mô hoạt động còn hạn chế nên có thể chỉ thành lập khu vực Tây Bắc, Đông bắc. Tƣơng tự nhƣ vậy cho các khu vực khác trên cả nƣớc; mặc
http://svnckh.com.vn 62
dù cách sắp xếp hệ thống có khác nhau nhƣng Uỷ ban GSNH phải đảm bảo chắc chắn rằng các giám sát viên ở mỗi khu vực phải bao quát đƣợc hết hoạt động của các ngân hàng nằm trong khu vực đó. GSNH khu vực chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Tổng thƣ ký Uỷ ban. Quan hệ giữa Chánh thanh tra NH khu vực với giám đốc chi nhánh khu vực là quan hệ đồng cấp. Điều này thật sự cần thiết khi hoạt động Thanh tra giám sát ngân hàng hiện nay vẫn phải chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có sự lạm dụng chức quyền của các ngân hàng khu vực.
Nhƣ vậy để hoạt động giám sát ngân hàng đạt kết quả cao nhất cần thiết phải tiến hành khẩn trƣơng với những phƣơng thức mềm dẻo và linh động phù hợp với xu thế hội nhập của ngành ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó cần phải thực hiện triệt để những nguyên tắc của kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc lệ thì hoạt động giám sát ngân hàng mới đạt đƣợc kết quả cao nhất ( Phụ lục 4)
Những nguyên tắc chính của kiểm tra kiểm soát theo tiêu chuẩn BASEL II
Nguyên tắc 1: Ngân hàng nên có quy trình đánh giá tổng quan mức độ an toàn vốn trong mối liên hệ với các đặc điểm về rủi ro của ngân hàng và có một chiến lƣợc để duy trì vốn. Năm thuộc tính chính của một quy trình chặt chẽ là:
Giám sát của hội đồng quản trị và ban điều hành; Ƣớc tính mức vốn hợp lý;
Đánh giá toàn diện các rủi ro; Giám sát và báo cáo;
Xem xét đánh giá hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Nguyên tắc 2: GSNH khu vực cần kiểm tra và đánh giá các chiến lƣợc và công tác đánh giá mức an toàn vốn nội bộ của ngân hàng, cũng nhƣ khả năng của các ngân hàng trong việc giám sát và đảm bảo sự tuân thủ các quy định về các tỷ lệ vốn và cần phải có những động thái xử lý phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình đánh giá.
http://svnckh.com.vn 63
Các cơ quan giám sát cần phải thƣờng xuyên kiểm tra quy trình các ngân hàng sử dụng để đánh giá mức an toàn vốn, trạng thái rủi ro của ngân hàng, các mức vốn và chất lƣợng vốn nắm giữ tƣơng ứng. Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chủ quản cần chú trọng kiểm tra chất lƣợng của hoạt động quản lý và giám sát rủi ro của ngân hàng chứ không nên thực hiện các chức năng giám sát nhƣ của ngƣời quản lý ngân hàng.
Nguyên tắc 3: Các cơ quan thanh tra giám sát nên yêu cầu các ngân hàng duy trì các chỉ số an toàn vốn ở mức cao hơn các tỷ lệ vốn điều chỉnh tối thiểu và phải có khả năng yêu cầu các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu
Nguyên tắc 4: Các cơ quan giám sát cần phải có biện pháp can thiệp ngay ở giai đoạn đầu tiên để ngăn không cho mức vốn bị rớt xuống thấp hơn mức tối thiểu để giải quyết những thuộc tính rủi ro của một ngân hàng nhất định.
Khi đó Uỷ ban GSNH cần phải tăng cƣờng giám sát, yêu cầu ngân hàng xây dựng và triển khai kế hoạch khôi phục mức an toàn vốn đạt yêu cầu cần thiết.