Khả năng cạnh tranh của công ty được thể hiện thông qua:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I.doc (Trang 28 - 31)

Các yếu tố thuộc về sản phẩm: giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm

- Chất lượng sản phẩm: là các thuộc tính có giá trị của sản phẩm mà nhờ đó sản phẩm của công ty được ưa thích, đắt giá và ngược lại. Với hàng thực phẩm thì chất lương hàng hóa luôn được coi là chủ yếu, là quan trọng hàng đầu vì nó liên quan trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời là nhân tố tiên quyết xem mặt hàng có được phép xuất hay nhập không, có thể với mỗi thị trường khác nhau yêu cầu về chất lượng khác nhau nhưng với bất kỳ thị trường nào muốn tiêu thụ được thì sản phẩm thực phẩm phải luôn đảm bảo vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhận biết được điều này nhiều năm qua công ty đã không ngừng thực hiện biện pháp cải tiến kỹ thuật, các

biện pháp kinh tế để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì cho phù hợp.

- Nhãn hiệu sản phẩm: nó chính là tín hiệu để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm cùng loại hay sản phẩm thay thế của các đối thủ cạnh tranh. Nó được dùng để nâng cao uy tín và quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp. Cùng với chất lượng sản phẩm nó cũng góp phần xây dựng nên thương hiệu của doanh nghiệp

- Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm và có xu hướng giao động xung quanh giá trị theo quy luật cung- cầu và quy luật hàng- tiền

Giá cả là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng, là nhân tố quan trọng ảnh hướng tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty. Nó được dùng để nâng cao uy tín và quảng cáo cho sản phẩm của công ty. Cùng với chất lượng sản phẩm nó cũng góp phần xây dựng nên thương hiệu của doanh nghiệpDo đặc điểm của nguồn hàng là được thu gom từ các vùng chuyên canh, các nông trường, số lượng, chủng loại mặt hàng đa dạng và phong phú, điều kiện canh tác khác nhau vì vậy việc xác định giá cả cho mỗi mặt hàng, mỗi chủng loại hàng hóa là rất cần thiết. Chính vì vậy để có mức giá ổn định tránh lỗ vốn trong kinh doanh thì công ty đã thực hiện việc nghiên cứu kỹ lượng giá mua, chi phí mua nguyên liệu, vận chuyển, bốc xếp, chi phí lưu kho, bảo quản quan trọng để luôn luôn lúc nào cũng có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng không phải phụ thuộc vào tính thời vụ của sản phẩm, đặc biệt là với sản phẩm chế biến, chi phí lưu thông, bán hàng… trên cơ sở đó đưa ra giá xuất khẩu đảm bảo thích hợp với từng thị trường, lại có sức cạnh tranh.Ngoài ra công ty còn thực hiện chính sách giảm giá với bạn hàng mới, khách hàng lớn có tầm quan trọng với công ty để thu hút khách hàng

- Bao bì của sản phẩm: là phương tiện để bảo vệ và giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp khi đưa đến nơi tiêu thụ. Bao bì sản phẩm sẽ cung cấp các thông tin cần thiết có liên quan cho cả người sản xuất và người tiêu dùng

1.2.1.3 Các nhân tố thuộc môi trường ngành

Năm nhân tố cơ bản của môi trường tác nghiệp( người mua, như cung ứng, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế)

- Các nhà cung ứng: là nơi đảm bảo đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bất kỳ một sự biến đổi nào từ phía nhà cung ứng cũng có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu và công tác mở rộng thị trương xuất khẩu của công ty. Chính vì vậy các nhà quản lý cần phải chú ý tới đặc điểm về số lượng, chất lượng, giá cả, sự ổn định…của từng nguồn hàng, đồng thời phải chủ động trong mọi tình huống để có thể lựa chọn những nhà cung ứng tốt nhất cho công ty trong từng thời điểm nhất định.

- Các khách hàng: Trong kinh doanh thương mại yếu tố khách hàng luôn được đặt lên hàn đầu vì là quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ tạo nên thị trường và quy mô thị trường của doanh nghiệp, do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải xuất phát từ khách hàng và hướng vào khách hàng.

Doanh nghiệp cần phải thường xuyên theo dõi khách hàng để nắm được thông tin phản hồi từ phía khách hàng, trên cơ sở đò doanh nghiệp mới có thể xây dựng chiến lược kinh doanh tốt.

- Các trung gian: Đây là một trong những nhân tố khá quan trọng của việc xuất khẩu hàng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Họ sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, tuyên truyền quảng cáo, phân phối sản phẩm, và bán hàng tới tận tay người tiêu dung. Nhờ các trung gian mà doanh nghiệp tiếp nhận kịp thời các thông tin về thị trường thế giới và có thể phản ứng kịp thời trong kinh doanh xuất khẩu.

- Các đối thủ cạnh tranh: Đó là các doanh nghiệp khác xuất khẩu cùng mặt hàng, cùng chủng loại hay những mặt hàng thay thế với sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nắm được các thông tin về đối thủ cạnh tranh, chất lượng sản phẩm cạnh tranh, khả năng cung ứng sản phẩm của các đối thủ thì sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là hàng rau quả, cũng chính là mặt hàng truyền thống, chủ lực của Việt Nam nói riêng, một số nước trong khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên số lượng đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn là khá lớn. Tuy nhiên, công ty đã biết vận dụng nhạy bén cái mình đã có, là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu rau quả uy tin hàng đầu cả nước, khả năng của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu tương đối lớn. Do hoạt động cũng lâu năm trong ngành xuất khẩu rau quả, nên công ty đã tạo dựng được mối quan hệ lâu dài, bền vững với một danh sách bạn hàng, nhà cung ứng, các khách hàng thường xuyên. Từ những mối quan hệ này, công ty nâng cao uy tín, thương hiệu, người tiêu dung yên tâm hơn khi mua sản phẩm của công ty, từ đó công ty có cơ hội giao lưu, có thêm nhiều bạn hàng, đối tác tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I.doc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w