Những vấn đề tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I.doc (Trang 56 - 58)

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác mở rộng thị trường xuất khẩu, vẫn còn những hạn chế đòi hỏi ban lãnh đạo của công ty chú trọng nghiên cứu và đưa ra hướng giải quyết, khắc phục. Cụ thể:

Thứ nhất, các công cụ, phương pháp mà công ty và các đơn vị thành viên sử dụng để mở rộng thị trường xuất khẩu vẫn không phát huy được hết

những tác dụng tích cực của nó, Hoạt động Marketing còn yếu kém, các chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm còn chưa cụ thể. Đôi khi các công cụ này còn được áp dụng không đúng với mục đích của nó, Ví dụ như công tác nghiên cứu thị trường được chú trọng nhưng chưa tập trung, thụ động, công tác thu thập xử lý thong tin đầu tư chưa thỏa đáng. Mặc dù, thường xuyên cắt cử cán bộ đi thực tế khảo sát thị trường nhưng chủ yếu là cán bộ phòng kinh doanh không chuyên trách vể vấn đề nghiên cứu và dự báo còn nhiều thiếu sót. Hay việc tham gia hội chợ quốc tế là một cơ hôi rất tốt để quản bá và giới thiệu sản phẩm của mình cho các khách hàng mới…. thong qua đó khuyếch trương thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp, nhưng có một số doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế lại nhằm mục tiêu lợi nhuận, đôi khi chỉ để bù đắp cho các chi phí khi tham gia hội chợ, các doanh nghiệp này đã nâng giá bán chính các sản phẩm của mình tại chính các gian hàng của mình tại hội chợ. Đó là do công ty chưa có một kế hoạch rõ rang cụ thể cho công tác mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện nay số lượng thị trường xuất khẩu của công ty là 24 thị trường đã gia tăng nhưng hàng năm mặc dù có thêm thị trường mới nhưng cũng lại bị mất đi nhiều hơn số được thêm. Năm 2008 tăng thêm 5 thị trường mới song lại mất đi 4 thị trường,năm 2009 thêm 4 và mất đi 3 thị trường.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng tại các thị trường là không đồng đều, công ty vẫn đang chỉ tập trung vào thị trường truyền thống như Nga, EU, Asean chứ vẫn chưa chú trọng phát triển toàn diện, khai thác triệt để tất cả các thị trường.

Thứ ba, là những nguồn lực của công ty chưa đủ để đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường để mở rộng thị trường xuất khẩu có đạt được kết quả tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết nó phụ thuộc vào các đặc tính của sản phẩm như chất liệu, tính

năng sử dụng, kiểu dáng, các phương pháp chế tác sản phẩm, các chi tiết của sản phẩm… Để thực hiện tốt các công việc đó công ty cần những khoản chi phí không phải là nhỏ. Trong điều kiện vốn đầu tư còn hạn hẹp, công ty chưa thể đầu tư mạnh để làm tốt các việc trên, đặc biệt là chi phí cho việc nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này đối với từng đơn vị thành viên lại càng khó khăn hơn vì hầu hết đều thiếu và các nguồn lực cần thiết như các nguồn thông tin về tình hình thị trường thế giới và thị trường các nước, thiếu nguồn tài chính, thiếu một đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường có kiến thức thâm sâu về chuyên môn nghiệp vụ và nhiều kinh nghiêm, thiếu mạng lưới phân phối sản phẩm ở thị trường các nước mà mình xuất khẩu sang và đặc biệt là thiếu một chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu khoa học và hợp lý cho từng giai đoạn phát triển của công ty.

Thứ tư, ở một số thị trường như Đài Loan, Séc…cơ cấu mặt hàng còn kém đa dạng.

Thứ năm, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường không ổn đinh qua các năm, đang có xu hướng giảm. Tại thị trường Nga, thị trường truyền thống, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 2.215.002 USD chiếm 19,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2008 đạt 1.508.602 USD chiếm tỷ trọng 27% năm 2009 la 1.854.320 USD chiếm 29%.

Thứ sáu, nguồn nguyên liệu cung ứng cho quá trình xuất khẩu của công ty không được ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng, và chưa kịp thời không thể

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I.doc (Trang 56 - 58)