Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I.doc (Trang 58 - 64)

a. Nguyên nhân từ phía công ty

Thứ nhất, công ty quan tâm tới hoạt động nghiên cứu, dự báo và tổ chức thị trường nói chung và thị trường xuất khẩu rau quả nói riêng nhiều nhưng chưa có sự đầu tư thỏa đáng. Chưa có phòng ban hay cán bộ chuyên trách về mảng nghiên cứu thị trường, mà thường phân tán nhân lực cho hoạt

động bán hàng nội địa, mà chưa tập trung vào việc thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu, bởi vậy thông tin thu thập được về thị trường hoặc là không có trọng điểm, hoặc là chậm được xử lý, nên thường vạch ra các kế hoạch thường trong ngắn hạn, nhiều khi có những quyết định theo cảm tính, hiệu quả thực hiện không cao, gây lãng phí nguồn lực, Công ty chưa linh hoạt trong việc đối phó với những bất ổn xuất phát từ môi trường kinh doanh, khó để thâm nhập vào thị trường mới hoặc dễ bị mất thị trường

Thứ 2 là: Yêu cầu của thị trường xuất khẩu về số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã, bao bì sản phẩm chưa đáp ứng được. Về chất lượng, một số sản phẩm rau quả xuất khẩu không đạt yêu cầu về độ đồng đều,về màu sắc, kích cỡ, độ tươi, độ chin của sản phẩm, về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với rau xuất khẩu, chất độc hại tồn đọng trong rau quả vượt quá tỷ lệ cho phép, mẫu mã bao bì sản phẩm đơn giản, chưa có các loại thùng, hộp chuyên dụng cho rau quả làm dễ bị bầm dập, thối nát, không đáp ứng kịp thị hiếu khách hàng. Các lô hàng xuất khẩu thường nhỏ, lẻ. Giá rau quả xuất khẩu đôi khi lai cao. Các sản phẩm của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung thường bị đánh giá thấp hơn so với các nước xuất khẩu khác như Thái Lan. So sánh giá dứa xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan cho thấy, giá dứa của Thái Lan thấp hơn nên cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của nước ta.Còn các sản phẩm qua chế biến thì do trình độ và công nghệ còn lạc hậu, không đồng bộ nên sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường khó tính( Mỹ, EU, Nga…) về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ ba là: Năng lực tài chính, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh rau quả xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Vốn lưu động chỉ đáp ứng trên dưới 30% nhu cầu kinh doanh. Công ty phải vay vốn chịu lãi suất cao, đẩy chi phí lên cao, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, do thiếu vốn kinh doanh các doanh nghiệp không đủ

sức tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm cho người sản xuất, nhất là các vùng sản xuất tập trung để dự trữ chế biến xuất khẩu, không đủ sức tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm cho người sản xuất, nhất là các vùng sản xuất, đầu tư trước giống, phân bón, thuốc trừ sâu… cho người sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng rau quả xuất khẩu.Trình độ của đội ngũ nguồn nhân lực trong công ty đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu còn hạn chế, trình độ tiếng Anh thấp, thiếu đội ngũ cán bộ xông xáo, dám nghĩ dám làm. Số lượng nhân viên phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường còn ít, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu thị trường nên nghiệp vụ không cao. Hơn nữa công ty chuyển từ một doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần nên không thể tránh khỏi hạn chế về trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo, tồn tại một số nề nếp cũ không phù hợp với sự năng động và công nghiệp của thi trường. Khả năng đàm phán và nhận biết về rủi ro chưa cao nên công việc của cán bộ này chủ yếu là theo dõi và thực hiện hợp đồng chứ chưa thực sự đi sâu vào tất cả nội dung của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này gây nên những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty.

Thứ tư, sự liên kết lỏng lẻo của công ty và các công ty xuất khẩu rau quả trong nước, hầu hết các doanh nghiệp này đều hoạt động riêng lẻ, độc lập theo kiểu “ đèn nhà ai nhà nấy rạng” chứ chưa có sự liên kết chặt chẽ, chưa chủ động tìm tới nhau, hỗ trợ nhau, phối hợp với nhau để tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau quả của từng công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung. Vì vậy mà trên thị trường thế giới sự có mặt của rau quả của công ty còn lẻ tẻ, dẫn đến việc ít có cơ hội để mở rộng thị trường.

b. Nguyên nhân khách quan

Vai trò can thiệp của Nhà nước vào thị trường xuất khẩu rau quả thông qua hệ thống chính sách đã ban hành còn thiếu, chưa thực sụ phát huy tác dụng khuyến khích xuất khẩu rau quả.

Trong lĩnh vực kinh doanh XK nông sản, các chính sách đã ban hành bước đầu đã tạo nên khuôn khổ pháp lý mang tính hệ thống, tạo môi trường hoạt động để kinh doanh xuất khẩu đi vào quỹ đạo của quản lý pháp luật và theo các quy luật thị trường. Tuy nhiên trong, lĩnh vực sản xuất-chế biến-lưu thông xuất khẩu rau quả. Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan chưa tạo lập được cơ chế quản lý và chính sách kinh tế thực sự khuyến khích đối với người kinh doanh rau quả nói chung, kinh doanh xuất khẩu rau quả nói riêng như chính sách đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học; đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch; chính sách khuyến khích về thuế; chính sách khuyến nông; chính sách bảo hiểm đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả… Mặt khác, chưa có giải pháp đủ mạnh có tác dụng thúc đẩy tăn trưởng của xuất khẩu rau quả. Những chính sách đã ban hành chung trong lĩnh vực sản xuất-lưu thông xuất khẩu nông sản vẫn còn hạn chế ở nhiều khía cạnh, cần đựơc bổ sung nhằm khuyến khích nông sản vẫn còn hạn chế ở nhiều khía cạnh, cần được bổ sung nhằm khuyến khích xuất khẩu rau quả. Nhìn chung, trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, chủ trương phát triển xuất khẩu chưa được quán triệt một cách thấu đáo.

Thủ tục hải quan đã tiến bộ nhưng vẫn còn rườm rà, phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều cửa gây chậm trễ, lãng phí thời gian và gia tăng chi phí lưu kho, lưu bãi hàng hóa làm giảm sức cạnh tranh, mất cơ hội và khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty. Không chỉ ở Việt Nam mà trên một số thị trường nước ngoài, tình trạng này cũng đang tồn tại khiến cho công ty gặp khó khăn khi làm thủ tục nhập hàng vào thị trường đó.

Thứ hai, tổ chức xúc tiến thương mại của Chính phủ, của các hiệp hội ngành hàng chưa phát triển mạnh. Sự giúp đỡ, liên kết của các tổ chức này đối với doanh nghiệp là rất hạn chế. Hoạt động xúc tiến thương mại của các

doanh nghiệp hầu như đều được tiến hành một cách độc lập,nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp và đồng bộ.Trang cung cấp thông tin của Cục xúc tiến thương mại Việt Nam chung chung không cập nhật, ảnh hưởng tới công tác nghiên cứu thị trường , khả năng phán đoán biến động thị trường, không kịp phản ứng kịp với ôi trường kinh doanh, đặc biệt là đợt suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra khiến công ty rất bị động,lúng túng trong việc khắc phục ảnh hưởng bất lợi của suy thoái, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm.Hơn nữa, lượng thông tin không đầy đủ, thiếu tính chi tiết không có giá trị giúp công ty lựa chọn ra thị trường mục tiêu thích hợp.

Thứ 3, Hỗ trợ tín dụng : Trong thời gian qua, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả như theo quyết định 178, chính phủ cho vay với lãi suất thấp hơn 0.2%/ tháng so với mức lãi suất cho vay xuất khẩu mà ngân hàng ap dụng, song trên thực tế việc vay vốn của các doanh nghiệp rất khó khăn và không được hưởng lãi suất vay ưu đãi do thủ tục vay vốn phức tạp.Hơn nữa, chính sách hỗ trợ này chưa công bằng với các đối tượng doanh nghiệp.Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh it được tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ.Chỉ có các đơn vị trực tiếp xuất khẩu những mặt hàng thuộc diện được khuyến khích xuất khẩu mới được trợ cấp, còn lại đa số phải đi vay ở các ngân hàng thương mại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

Thứ 4, Chính sách đào tạo và phát triển nguồn lực phục vụ cho xuất khẩu của nhà nước chưa thực sự phù hợp. Chương trình đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng mang đậm lý thuyết,chưa chú trọng tới tính thực tế.Do đó, sinh viên mới ra trường sẽ rất bỡ ngỡ với công việc thực tế vì chúng không đơn thuần như trong lý thuyết.

Thứ 5, Tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào suy thoái

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cuối năm 2007 tác động mạnh mẽ theo chiều hướng xấu với hầu hết các quốc gia, doanh nghiệp và công ty cổ phần xuất khẩu rau quả I cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế.Cầu sản phẩm trên thị trường nước ngoài có dấu hiệu chững lại, cầu sản phẩm vật liệu xây dựng giảm làm

cho việc tiêu thụ sản phẩm ở các quốc gia đều giảm sút, quy mô thị trường trong ngắn hạn bị thu hẹp gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường.

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU RAU QUẢ I

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I.doc (Trang 58 - 64)