Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn sinh viên.pdf (Trang 78)

II. Kiến nghị

1.Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

- Rút ngắn thời gian đào tạo xuống còn 2-3 năm bằng cách giảm tải chương trình học, chỉ tập trung vào các môn chuyên ngành với mục đích trang bị kiến thức nền cho sinh viên

Vì hiện nay, hầu hết các trường đại học đều đào tạo 4 năm, kiến thức dàn trải, sinh viên có thái độ “nhàn rỗi”. Việc rút ngắn thời gian đào tạo sẽ khuyến

khích sinh viên tập trung vào nhiệm vụ học tập trong 2-3 năm, 1-2 năm còn lại dành cho sinh viên đi thực tế ở các doanh nghiệp, tổ chức.

Hơn nữa, chương trình được giảm tải kéo theo số lượng môn học giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề cải cách chương trình giáo dục.

- Chỉ đạo các trường đại học thiết kế chương trình giảng dạy mang tính thách thức đối với sinh viên: chương trình học cập nhật và có tính thực tiễn cao, số lượng kiến thức sinh viên cần nghiên cứu lớn, đồng thời ban hành các quy định khắt khe dành cho việc học trên lớp, đặc biệt là sự tự nghiên cứu ở nhà của sinh viên.

Thực tế cho thấy, học sinh THPT có ý thức tự học cao vì lượng bài tập lớn, có nhiều bài tập khó đòi hỏi tham khảo tài liệu và tự học ở nhà.

Hơn nữa, hiện nay, Bộ giáo dục đang yêu cầu các trường công bố chuẩn đầu ra. Chương trình đào tạo càng mang tính thách thức, sinh viên càng phải nỗ lực để đạt được tiêu chuẩn đầu ra.

- Ngoài ra, khung chương trình giáo dục cần tăng số giờ thực hành, giảm số giờ lý thuyết. Nhờ vậy, sinh viên khi ra trường cảm thấy bớt bỡ ngỡ với công việc thực tế.

- Giám sát chặt chẽ các nguồn quỹ chi cho đầu tư cơ sở vật chất dạy và học, chú trọng đến vấn đề chất lượng hơn số lượng.

- Xây dựng khu kí túc xá hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn, đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên và có những quy định quản lý sinh viên chặt chẽ. Điều

này tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu, học hỏi lẫn nhau, đồng thời nhà trường cũng dễ quản lý sinh viên hơn.

- Chỉ thị các trường thành lập Hội đồng sinh viên và thiết lập một hệ thống thông tin thông suốt từ Bộ xuống Hội đồng nhà trường, Hội đồng sinh viên. Sinh viên tự bầu chọn các thành viên trong Hội đồng sinh viên. Hội đồng này có trách nhiệm thu thập ý kiến của sinh viên và trình bày lên Hội đồng nhà trường. Đồng thời, Hội đồng sinh viên cũng tham gia vào các quyết định của nhà trường với vai trò cố vấn. Mọi hoạt động của Hội đồng sinh viên và Hội đồng nhà trường được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường.

Hiện nay, mỗi trường đều có Đoàn thanh niên, đóng vai trò như Hội đồng sinh viên. Tuy nhiên, hoạt động của Đoàn còn bị giới hạn trong phạm vi quyền lực nhất định, chưa thể hiện hết tiếng nói của sinh viên, phần nào còn xa rời sinh viên.

- Yêu cầu các trường công bố công khai chuẩn đầu ra, theo hướng không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp mà còn định hướng cho học sinh cấp III chọn trường đại học. Một cuốn sách bao gồm thông tin về cơ cấu các trường đại học cùng với chuẩn đầu ra sẽ giúp học sinh tiện theo dõi hơn.

Đồi với những sinh viên sắp ra trường, Bộ giáo dục chỉ thị các trường tổ chức những buổi hướng nghiệp cho sinh viên.

- Khuyến khích giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn ngay trong nước. Muốn vậy, Bộ giáo dục cần cải cách chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ,… của Việt Nam. Các chuyên gia nước ngoài am hiểu về nền giáo dục Việt Nam cũng

như nhu cầu lao động của xã hội có thể giúp sức trong việc thiết kế chương trình hay cố vấn cho quá trình cải cách.

- Khuyến khích việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn bằng cách thương mại hóa các đề tài khoa học. Những doanh nghiệp, tổ chức muốn sử dụng các kết quả nghiên cứu, cần thanh toán phí. Như vậy, Bộ giáo dục có thể tăng thêm nguồn quỹ cho đào tạo.

2. Đối với các trƣờng đại học

- Khuyến khích tinh thần học tập của sinh viên bằng các cuộc thi nghiên cứu khoa học, các buổi tranh luận theo chủ đề,… với hình thức thưởng cụ thể. Giảng viên có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm tự nghiên cứu bài học ở nhà và viết báo cáo về những nội dung đã tiếp thu được. Trên lớp, các nhóm trình bày hiểu biết của mình và cùng thảo luận. Giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, ban giám khảo, tính điểm cho bài báo cáo và thuyết trình của sinh viên.

- Giảng viên tổ chức các buổi thực tế cho sinh viên. Sinh viên có điều kiện tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, đồng thời sinh viên cảm thấy yêu thích chuyên ngành học của mình hơn.

- Đề thi nên có tính phân loại học lực sinh viên. Sinh viên cần học tập chăm chỉ để hoàn thành bài thi thật tốt.

- Khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học bằng các cuộc thi hoặc yêu cầu giảng viên viết sáng kiến kinh nghiệm tổng hợp kinh nghiệm giáo dục và đề xuất hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhà trường thành

lập Hội đồng khoa học, đánh giá chất lượng nghiên cứu cũng như sáng kiến kinh nghiệm. Kết quả được công bố rộng rãi trong toàn trường.

- Mở các khóa học đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên hoặc tư vấn cho sinh viên về các khóa học kĩ năng mềm của trung tâm, tổ chức ngoài đơn vị trường.

- Chú tâm xây dựng nét văn hóa riêng của trường. Nét văn hóa ấy phụ thuộc vào mục tiêu giáo dục, truyền thống học tập của sinh viên, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất trường học,…

- Chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức; có sự liên kết với các nhà tuyển dụng trong quá trình thiết kế chương trình học, tập huấn các kĩ năng làm việc cho sinh viên, giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với công việc thực tiễn.

KẾT LUẬN

1. Tính mới mẻ của đề tài

Tính đến thời điểm nghiên cứu, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một đề tài nghiên cứu nào mang nội dung hoặc tương tự đề tài “Đánh giá chất lượng giáo dục Đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên” mà chúng tôi đang nghiên cứu.

2. Giá trị thực tiễn của đề tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những nhận xét, đánh giá của các bạn sinh viên, đối tượng giáo dục trực tiếp tại bậc đại học, chúng ta có thể nắm bắt được những điểm còn tồn tại của hệ thống giáo dục Việt Nam và rút ra kinh nghiệm cũng như giải pháp khắc phục những khuyết điểm trên.

3. Hƣớng phát triển của đề tài

- Xây dựng một hệ thống các biện pháp cải thiện chất lượng giáo dục mang tính khả thi cao, có quy mô và quy củ.

- Đề tài nghiên cứu có thể được phát triển sang các bậc giáo dục khác: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục/La Hồng Huy/Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Hướng dẫn dạy và học trong giáo dục đại học/Trường đại học Nông nghiệp I/NXBGD-2007

Các khái niệm chất lượng, văn hóa chất lượng, đánh giá, đảm bảo và kiểm định chất lượng trong giáo dục/TS. Nguyễn Kim Dung & ThS. Huỳnh Xuân

Nhựt/Viện nghiên cứu giáo dục

Một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học/ThS. Nguyễn Kim Dung & TS. Phạm Xuân Thanh/Tạp chí giáo dục số 66/Tháng 9- 2003

Báo cáo tổng kết “Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai”/Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục –Viện nghiên cứu giáo dục-Trường ĐH sư phạm thành phố HCM/Tháng 10-2008 Luật giáo dục 2005+ bản sửa đổi 2009

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02-11-2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020

Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học ban hành ngày 01-11-2007

Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành ngày 30-05-2008

Chỉ thị 296/CT-TTg năm 2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27-02-2010

Thông báo số 109/TB-BGDĐT về kết luận của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012

Kế hoạch số 113/KH-BGDĐT-TWĐTN về phối hợp hoạt động giữa Bộ giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai chỉ thị số 296/CT-TTg của thủ tướng Chính phủ

Công văn số 1242/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn tổ chức thảo luận, quán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và nghị quyết 05 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012

Công văn số 1444/BGDĐT-GDĐH về việc sơ kết theo đào tạo xã hội/23-03- 2010

Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo/22-04-2010

Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi

từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên/20-05-2010

Các trang web:

http://www.gso.gov.vn/ (Tổng cục thống kê)

http://www.moet.gov.vn/ (Bộ giáo dục và đào tạo)

http://www.hed.edu.vn/ (Vụ giáo dục đại học)

http://www.gopfp.gov.vn/ (Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia

đình)

http://www.moit.gov.vn/ (Bộ công thương)

Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 82 viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn sinh viên.pdf (Trang 78)