Phải thừa nhận thực tế là các trường đại học đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng và số lượng cơ sở vật chất trong trường. Tuy nhiên chừng đó vẫn chưa đủ để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên cũng như giảng viên. Kết quả khảo sát của nhóm tác giả đã cho thấy 61% số sinh viên tham gia
đánh giá cơ sở vật chất trong trường chỉ đáp ứng được nhu cầu học tập của mình ở mức “trung bình”. 18% “đồng ý” rằng cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu học tập của bản thân, 21% còn lại “phản đối”, trong đó, 3% “cực kì phản đối”. Còn đối với 95,7% giảng viên tham gia khảo sát, mức độ này là “trung bình khá”: cơ sở vật chất chưa đảm bảo hiệu quả giảng dạy và phục vụ việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới trong trường.
Nhiều sinh viên khối ngành kỹ thuật và ngoại ngữ (ví dụ Đại học Hà Nội) đã than phiền về việc có quá ít phòng máy chất lượng tốt. Phần lớn các sinh viên khối ngành kinh tế không hài lòng về cơ sở vật chất trường mình (đặc biệt là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội). Một số phòng học có hệ thống ánh sáng và loa đài kém, các dụng cụ, trang thiết bị học tập cũ kỹ, hay hỏng hóc, làm trì trệ thời gian dạy và học trên lớp. Vài sinh viên phản ánh có khi cả lớp phải ngồi đợi gần nửa tiết học để chờ chữa máy chiếu. Máy chiếu quá lạc hậu, không tương thích với máy tính của giảng viên nên trong nhiều môn học, sinh viên phải chịu thiệt thòi vì không được học slide và xem các tư liệu (phim, hình ảnh) phục vụ cho bài học. Có nhiều phòng học còn quá nóng vào mùa hè cộng thêm sĩ số các lớp quá đông dẫn đến giảm sút hiệu quả học tập của sinh viên và chất lượng giảng dạy của giảng viên.
Đặc biệt, hệ thống thư viện ở nhiều trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu của giảng viên cũng như sinh viên. Tình trạng phổ biến là thư viện quá sơ sài và lạc hậu, không có hệ thống cơ sở dữ liệu, thời gian mở cửa ngắn, tài liệu rất hạn chế, đặc biệt tài liệu bằng Tiếng Anh phục vụ cho các lớp Chất lượng cao hoặc chương trình Tiên tiến. Một sinh viên năm thứ 4 khoa Tiếng Anh Thương Mại, đại học Ngoại thương tâm sự: “Tôi rất cần một thư viện
tương đối đủ sách tham khảo cho chuyên ngành của mình và đặc biệt là mở cửa gần như 24/24 chứ không phải là chỉ hơn 8 tiếng như hiện nay”
Nguyên nhân của tình trạng này một phần là ở sự thiếu liên kết giữa các trường đại học với các tổ chức tuyển dụng. Kết quả khảo sát cho thấy 87,5% nhà tuyển dụng không tài trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường đại học. Do các trường phải tự chủ về tài chính với mức trần học phí được quy định, nên số lượng sinh viên được tuyển vào trường hàng năm ngày một tăng lên cùng với việc đa dạng hóa các ngành, lĩnh vực đào tạo. Trong khi đó, số lượng giảng viên không tăng lên tương ứng còn cơ sở vật chất ngày càng thiếu thốn dẫn đến tình trạng giảng viên bị quá tải và cơ sở vật chất xuống cấp. Có thể nói đây là một trong những vấn đề bất cập nhất trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay.
III. Thái độ và phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên
Trong cuộc khảo sát sinh viên của nhóm tác giả về thái độ giảng dạy của giảng viên, 82% số sinh viên tham gia có nhận xét nhìn chung các thầy cô dạy mình “nhiệt tình”. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp giảng dạy chỉ ở mức “trung bình” đối với 57,9% sinh viên, ở mức “tốt” đối với 33,7%, và chỉ 6,3% có ý kiến ngược lại. Ở hai thái cực “xuất sắc” và “rất tồi”, tỉ lệ đánh giá như nhau, ở mức 1,1%.
Giảng viên ngày nay đã có ý thức chủ động áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến trong quá trình giảng dạy: giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giải đáp thắc mắc nhằm khuyến khích óc sáng tạo, tính chủ động, độc lập tìm tòi của sinh viên. Các phương pháp mới được áp dụng khá phổ biến hiện nay như
phương pháp tổ chức thảo luận nhóm, thuyết trình, nghiên cứu tình huống (case study) đã phần nào phát huy tác dụng.
Cũng phải kể đến một số giảng viên có phương pháp dạy khá cuốn hút và sáng tạo, đề xuất nhiều nguồn tài liệu tham khảo thú vị cho sinh viên, cách truyền đạt dễ hiểu. Đặc biệt, các thầy cô đã trải qua đào tạo ở nước ngoài đã tiếp thu được những phương pháp dạy học hiệu quả và áp dụng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, có lẽ do chưa có sự đầu tư đúng mức nên việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới còn máy móc, chưa khuyến khích được tính chủ động tìm tòi, sáng tạo của sinh viên (theo như nhận xét của nhiều sinh viên khối ngành kinh tế) nên nhìn chung hiệu quả vẫn chưa cao. Trên thực tế, nhiều giảng viên đã “lạm dụng” phương pháp giảng dạy “làm nhóm và thuyết trình”. Một đặc điểm của phương pháp này là giảng viên khá nhàn khi chỉ cần dạy một vài buổi đầu, phần kiến thức còn lại sẽ cho sinh viên chia nhóm tự học rồi thuyết trình trước lớp. Phương pháp này phát huy tác dụng cao đối với các sinh viên nước ngoài có tinh thần mạnh dạn, tự chủ trong học tập. Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng của cách học thụ động, ỉ lại vào giảng viên nên việc áp dụng phương pháp này nhiều khi trở thành “thảm họa” nếu không chấn chỉnh lại thái độ học tập của sinh viên. Làm việc nhóm 5 hay 10 người, thường cũng chỉ có 1 đến 2 người làm chính, khi thuyết trình sinh viên ở dưới không nghe. Thời gian thuyết trình giới hạn trong 15-20 phút nên sinh viên không thể truyền tải được hết các nội dung quan trọng trong bài học. Khi sinh viên thuyết trình quá thời gian cho phép, giảng viên không thể nhận xét và bổ sung các kiến thức còn thiếu hoặc đi sâu giảng giải các phần khó. Đây là chia sẻ của một bạn sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Ngoại thương: “Không phải lúc nào teamwork cũng đem
lại hiệu quả. Tôi đã bị stress vào kì 2 năm thứ 3 khi môn nào cũng đòi hỏi làm teamwork. Môn Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương tôi được dạy quá sơ sài và gần như cả lớp tôi phải tự học cả quyển sách !”
Ý kiến của sinh viên nhiều trường còn cho thấy thực trạng thiếu giảng viên chuyên ngành. Ví dụ, một bạn sinh viên năm thứ 3, khoa Xuất bản, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền phản ánh: “Một giảng viên chuyên ngành sách văn học nhưng lại giảng dạy thêm môn Soạn thảo văn bản hành chính trong khi trình độ chuyên môn chưa sâu. Hoặc một giảng viên trẻ, mới ra trường đã phải đảm trách nhiều môn chuyên ngành quan trọng như Trình bày minh họa sách, Tổ chức bản thảo sách... Cách dạy còn hời hợt, nên hiệu quả chưa cao”.
Nhiều giảng viên quá cao tuổi, kiến thức đã không còn phù hợp với sự thay đổi của thời đại, cách tư duy cũng không phù hợp với giới trẻ. Trong khi đó,số giảng viên trẻ lại thiếu kinh nghiệm thực tế nên chưa tạo được sự tin tưởng trong sinh viên.
Tình trạng chung khi học các môn học thuần tuý lý thuyết vẫn là “buồn ngủ và chán”. Vì vậy, phương pháp dạy các môn này cần phải sớm được đổi mới để tạo hứng thú trong sinh viên.
Tóm lại, theo đánh giá của sinh viên, đa số các thầy cô đều nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên phương pháp dạy học còn tồn tại nhiều bất cập. Nguyên nhân của tình trạng này phần nào do giảng viên “chưa thể” đầu tư đúng mức trong việc tìm tòi, triển khai phương pháp dạy học mới. “Chưa thể” là do thu nhập của giảng viên quá thấp so với công sức bỏ ra và so với thu nhập của
các ngành khác, cơ hội thăng tiến ít ỏi và đa phần không dựa trên năng lực nên khó khuyến khích giảng viên tâm huyết với nghề.
Theo khảo sát của chúng tôi, 60,9% giảng viên có mức lương từ 3-5 triệu, 30,4% từ 1-3 triệu, chỉ có 8,6% trên 5 triệu. Một giảng viên trường đại học Ngoại thương nhận xét: “Thu nhập không căn cứ vào chất lượng công việc mà dựa trên những tiêu chuẩn thi đua khá mù mờ”. Các cơ sở đào tạo công lập theo chế độ tự chủ tài chính vẫn bị ràng buộc bởi mức học phí trần do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nên việc tăng lương cho giảng viên rất hạn chế. Kết quả là hầu như 100% giảng viên đi làm thêm ngoài giờ hành chính để nâng cao thu nhập.
Cũng qua kháo sát, 50% giảng viên đánh giá cơ hội thăng tiến trong trường ở mức “trung bình”, 30% cho rằng “rất ít”, 15% cho là “nhiều”, và “hầu như không có” đối với 5% còn lại. Do đãi ngộ không tương xứng nên các giảng viên có khả năng dần chuyển sang làm quản lý, ít giảng dạy, nghiên cứu dẫn đến giảm chất lượng giảng dạy. Vì thế, tăng lương cho giảng viên và tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp là những giải pháp hiệu quả nhằm khuyến khích giảng viên nhiệt tình với công tác giảng dạy.
IV. Chất lƣợng học tập của sinh viên Việt Nam
1. Việc chọn trường, chọn ngành nghề còn theo cảm tính, chạy theo xuhướng của thị trường hướng của thị trường
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên là việc chọn trường đại học. Đa số học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường chưa có một định hình rõ ràng về các trường đại học, nhất là học sinh ở các tỉnh (thành) xa khu vực trung tâm. Hầu hết các trường phổ thông cũng không tổ chức
các buổi hướng nghiệp cho học sinh, do đó các em hầu như chỉ được biết đến tên trường, ngành nghề thông qua cuốn “Hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành trước mỗi kì thi đại học, cao đẳng. Nhiều em tra trong sách thấy tên hay thì chọn mà không biết rõ bản thân có phù hợp với ngành nghề đó hay không.
Kết quả cuộc khảo sát 207 sinh viên do nhóm chúng tôi thực hiện tại 28 trường đại học trên địa bàn Hà Nội cho thấy có tới trên 70% sinh viên chọn trường là do sở thích cá nhân hoặc do gia đình, bạn bè, tác động mà chưa thực sự biết ngành nghề đó đào tạo như thế nào và sau khi tốt nghiệp sẽ làm công việc gì.
Tình trạng này đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đào tạo bậc đại học. Nhiều bạn, khi vào trường, học một thời gian mới nhận ra, mình không đủ khả năng để tiếp thu lượng kiến thức ngành nghề yêu cầu. Từ đó, các bạn cảm thấy chán nản, không tập trung học nhưng không thể bỏ vì sợ mất thời gian. Một số khác khi được hỏi cho biết: Tùy theo xu thế thị trường, họ chọn ngành nào đang nổi với nhiều cơ hội việc làm khi ra trường. Ví dụ ngành công nghệ thông tin, trong vài năm gần đây, rất phát triển ở Việt nam. Nhiều bạn sinh viên vì thế đã chọn các trường đại học Bách Khoa, đại học Công nghệ làm mục tiêu phấn đấu, trong khi không biết bản thân liệu có khả năng tiếp thu khối kiến thức yêu cầu trong ngành hay liệu mình có phát huy được sở trường trong công việc sau này.
Một số bạn sinh viên khi được phỏng vấn đã thẳng thắn chia sẻ: khi chọn thi vào trường thì đầy hứng thú nhưng vào học rồi mới thấy khối lượng kiến thức quá nặng mà khả năng tiếp thu của họ có hạn, dẫn đến kết quả học tập bị ảnh hưởng.
Đồng thời, họ cũng không được trang bị nhiều kĩ năng cần thiết cho công việc sau này.
Một số sinh viên khác chọn trường theo như quyết định của cha mẹ. Các bậc phụ huynh sẽ định hướng cho con mình thi vào ngành có khả năng xin việc lớn nhất. Còn các bạn học sinh vì chưa có tính tự lập cao, hơn nữa chưa có định hướng rõ ràng cho công việc của mình sau này nên việc nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ là một hệ quả tất yếu.
Kết quả của những cuộc phỏng vấn sinh viên cũng cho thấy một số bạn chọn trường là do sở thích cá nhân. Đây là một tín hiệu tốt vì ít nhất các bạn đã ý thức được những mong muốn của bản thân và cũng tìm hiểu ít nhiều về ngành nghề mình chọn. Tuy nhiên, việc chọn trường theo xu hướng này cũng không mang lại hiệu quả đáng kể. Trên thực tế, những kì vọng, mong muốn về ngành đào tạo của sinh viên thường chưa được các trường đáp ứng dẫn đến cảm giác thất vọng, không muốn học. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Có hai khả năng xảy ra khi sinh viên thấy chán học. Một là họ sẽ miễn cưỡng tiếp tục theo học. Hai là họ sẽ thi lại vào trường đại học khác mà họ thấy đáp ứng được những nguyện vọng của họ. Tình trạng này khá phổ biến ở Việt nam. Qua phỏng vấn, nhiều bạn sinh viên tâm sự sau 2, 3 năm học khối ngành kĩ thuật ở các trường Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Công nghệ đã chuyển sang thi vào các trường kinh tế. Tình trạng này làm đau đầu các cấp lãnh đạo khi sự luân chuyển sinh viên sẽ gây xáo trộn hệ thống giáo dục của trường. Đồng thời, chính sinh viên cũng rất mất thời gian cho việc học đại học.
Ngoài ra, xu hướng chọn trường theo trào lưu cũng khá phổ biến ở Việt Nam. Nhiều bạn khi được hỏi có chia sẻ rằng họ chọn trường theo bạn bè chứ cũng không định hướng gì và nếu được chọn lại, họ sẽ chọn trường mình thích.
Một vấn đề khác cũng nảy sinh khi học sinh không đỗ nguyện vọng 1 phải chuyển sang học nguyện vọng 2. Do tâm lý ngại thi sang các trường khác, sinh viên cố gắng học cho xong để lấy tấm bằng sau này đi xin việc.
Nhìn chung, theo như kết quả phỏng vấn và khảo sát của chúng tôi, học sinh THPT hầu như chưa có định hướng rõ ràng trong việc chọn trường đại học phù hợp với khả năng của mình. Việc chọn trường còn theo cảm tính, theo xu thế thị trường hoặc do phụ huynh quyết định. Vấn đề này ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam.
2. Thái độ học tập của sinh viên Việt Nam
Khi đến thăm khu vực thư viện của các trường đại học, chúng tôi nhận thấy có rất đông sinh viên đang ngồi học trong đó. Có người tự học, có nhóm sinh viên học chung, tất cả đều có ý thức giữ trật tự và nghiêm túc tra cứu thông tin. Lí do các bạn đưa ra khi được hỏi “Tại sao các bạn thích học trên thư viện, thay vì học ở nhà?” là thư viện có sẵn tài liệu, không khí học tập trong đó lại rất sôi nổi . Ngoài ra, họ có thể gặp gỡ bạn bè, cùng nhau trao đổi về một vấn đề nào đó… Một số sinh viên còn tập hợp, ngồi học nhóm trên ghế đá. Các lớp còn tạo địa chỉ thư điện tử riêng, là nơi các thành viên trong lớp trao đổi tài liệu hay thông tin.
Theo kết quả điều tra 207 sinh viên ở 28 trường đại học trên địa bàn Hà Nội,