Kể từ những năm 60, 70 của thế kỉ trước, nền kinh tế Thái Lan đã đạt được những bước tiến vượt bâc với tốc độ phát triển cao và tương đối ổn định. Cùng với đó là tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa chóng mặt diễn ra trên khắp đất nước. Năm 1970, dân số Thái Lan vào khoảng 36 triệu người, nhưng cho đến năm 2005, con số này đã lên tới hơn 65 triệu. Trong đó khoảng 20 triệu người (30% tổng dân số) tập trung tại các thành phố lớn. Hòa chung xu thế là sự bùng nổ của thị trường nhà đất Thái Lan, vốn được coi như một thị trường trọng yếu, thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như giới đầu tư.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản Thái Lan cũng gặp phải không ít sóng gió kể từ khi hình thành (năm 1957). Nhìn chung, thị trường nhà đất Thái Lan đã trải qua sáu chu kì tăng trưởng và suy thoái lớn nhỏ (1957 – 1967, 1968 – 1974, 1975 – 1982, 1983 – 1986, 1987 – 1992, 1993 – 1997). Mỗi đợt khủng hoảng kéo dài khoảng năm tới mười năm. Nguyên nhân chủ yếu của các đợt
http://svnckh.com.vn 29
suy thoái này là hiện tượng cung vượt quá cầu, trong đó chính sách tiền tệ là một trong những nhân tố có tác động lớn nhất góp phần dẫn tới tình trạng trên.
Đề tài tập trung phân tích cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất diễn ra trong giai đoạn 1993 – 1997. Đầu những năm 90, sau một thời kì nở rộ của các dự án xây dựng, thị trường nhà đất Thái Lan đã có những dấu hiệu bất ổn. Dựa trên tình hình sang sủa của nền kinh tế và tốc độ đô thị hóa cao, nhiều nhà đầu tư và công ti địa ốc đã chủ quan đổ vốn một cách ồ ạt vào các dự án mới. Cứ như vậy, thị trường bất động sản Thái Lan ngày càng trở nên quá nóng.
Không chỉ được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và niềm lạc quan của giới đầu tư trong nước, bong bóng nhà đất Thái Lan còn được bơm hơi bởi tư bản nước ngoài. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của thị trường bất động sản nói riêng và thị trường tài chính Thái Lan nói chung.