Định hướng thu hút FDI từ các TNCs

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Mỹ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 130 - 133)

- Đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, 10% thu ngân sách

1.2. Định hướng thu hút FDI từ các TNCs

Trên cơ sở mục tiêu hút hút FDI và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010 và trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Việt Nam có thể cụ thể định hướng thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia cụ thể như sau :

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI từ các Việt Nam cần tập trung thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực mà Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế của các (các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, viễn thông), các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh (dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến) , những ngành có khả năng sinh lợi cao ( du lịch, tài chính ngân hàng , bảo hiểm và một số ngành dịch vụ khác) để tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế .

Từng bước mở cửa thị trường, thực hiện đúng lộ trình mở cửa đối với những ngành và lĩnh vực như trong cam kết gia nhập WTO, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông. Tiến hành công bố công khai những danh mục cấm và hạn chế đầu tư. Trừ những lĩnh vực cấm và hạn chế đầu tư thì nhà đầu tư kể cả trong nước và nước ngoài có quyền tiến hành kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực và theo bất kỳ hình thức nào mà pháp luật cho phép. Nhà nước cần khuyến khích đầu tư vào các dự án trọng điểm, có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế theo “Danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư ” và “ Danh mục khuyến khích đầu tư ”.

Theo đối tác:

Cho đến nay, nguồn vốn FDI của các đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là từ các Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Các TNCs đến từ các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu EU và Hoa Kỳ còn rất hạn chế. Do đó, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI một mặt Việt Nam nên tiếp tục hướng vào những của các quốc gia Châu Á .

Bên cạnh đó, các của Hoa Kỳ và các nước trong liên minh Châu Âu EU là những quốc gia có tiềm lực về vốn và công nghệ rất lớn. Nếu Việt Nam thu hút được nhiều từ các quốc gia này thì nguồn vốn đầu tư đổ vào sẽ rất lớn. Đi kèm với nó là những công nghệ nguồn và trình độ quản lý tiên tiến. Căn cứ vào thế mạnh của các và các lĩnh vực cần thu hút FDI, có thể xác định những ngành mục tiêu như sau :

Bảng P1 : Mục tiêu thu hút TNCs của Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Ngành mục tiêu Các mục tiêu

Công nghệ thông tin Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Singapore, Ấn Độ Điện tử Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc

Hoá chất Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc

Chế biến thực phẩm Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc

Dệt may, Da giầy Trung Quốc,Hàn Quốc,Hồng Kông, Singapore Xây dựng hạ tầng KCN Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc Tài chính, ngân hàng EU, Hoa Kỳ , Trung Quốc

Bảo hiểm EU, Hoa Kỳ , Trung Quốc

Nguồn: Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2006)

Theo lãnh thổ:

Địa hình của lãnh thổ Việt Nam được chia thành nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Mỗi khu vực lãnh thổ có những đặc trưng và những lợi thế riêng. Để có thể thu hút được nhiều vốn FDI của các TNCs Việt Nam cần tiếp tục thu hút và mở rộng các dự án FDI của vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò các vùng động lực, các khu chế xuất , khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế mở. Các địa phương cụ thể là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng. Khuyến khích phát triển hợp tác trong khu công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó thì Việt Namcũng cần ưu đãi cho các đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị …

Tóm lại, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 8% / năm trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần thực hiện theo những định hướng thu hút vốn FDI từ các như Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra cho từng lĩnh vực, đối tác và vùng lãnh thổ cụ thể .

PHỤ LỤC 2

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Mỹ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w