Tiềm năng văn hoá du lịch cực kỳ phong phú

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Mỹ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 52 - 55)

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1.2. Tiềm năng văn hoá du lịch cực kỳ phong phú

Với địa hình đa dạng, Hà Tây có nhiều đỉnh núi cao, nhiều sông lớn, và nhiều hồ đầm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Cao nhất là đỉnh núi Ba Vì 1.281m, núi Gia Dê thuộc Ba Vì có độ cao 707m, núi Thiên Trù (Mĩ Đức) cao 378m, núi Bộc (Chương Mĩ) cao 245m, núi Thầy (Quốc Oai) cao 105m. Những con sông chảy qua tỉnh: Sông Hồng (127km), sông Đà (32km), sông Đáy (103 km), sông Tích (110km), sông Nhuệ (47km), sông Bùi (7km).

Hà Tây có các hồ lớn sau: Hồ Đồng Mô- Ngải Sơn (rộng 1.260ha), hồ Suối Hai ( 671ha ), hồ Mèo Gù (113ha), hồ Xuân Khanh (104ha) thuộc huyện Ba Vì; các hồ Tuy Lai (25ha), hồ Quan Sơn (283ha) thuộc huyện Mĩ Đức; hồ Đông Xương (90ha) thuộc huyện Chương Mĩ; hồ Tân Xã (80ha) thuộc huyện Thạch Thất.

Dân số và kết cấu dân tộc khá đa dạng

Hà Tây là tỉnh đông dân (đứng thứ 7 toàn quốc). Dân số năm 1994 là 2.256,7 ngàn người. Mật độ dân số 1.051 người/km2. Dân tộc Kinh chiếm 99% dân số của tỉnh; dân tộc Mường có trên 20 ngàn người chiếm 0, 8% cư trú chủ yếu ở vùng núi Ba Vì, Quốc Oai, Mĩ Đức; dân tộc Dao khoảng 1.500 người chiếm khoảng 0,2% ở vùng núi Ba Vì.

Cảnh quan và truyền thống văn hoá, lễ hội rất lâu đời, đa dạng và đặc sắc

Hà Tây có vùng núi cao Ba Vì với huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và có cả những dãy núi đá vôi trùng điệp chạy dọc suốt ranh giới phía tây nam tỉnh (Quốc Oai, Chương Mĩ), có nhiều hang động và cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Tiếp đến là vùng núi đá vôi Mĩ Đức với những hang động thoáng mát là nơi cư trú của dân cư văn hoá Hoà Bình. Cùng với quá trình hình thành đồng bằng Bắc Bộ, ven theo các dòng sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Tích... Con người đã từ vùng núi và trung du lần xuống cư trú ở vùng đồng bằng.

Hà Tây là một địa bàn quan trọng của nhà nước Văn Lang trong buổi đầu dựng nước. Trong các thời kỳ lịch sử dân tộc từ triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Hà Tây đã là đất sản sinh nhiều danh nhân dân tộc, tiêu biểu như Phùng Hưng, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú. Đất Hà Tây bảo tồn nhiều di sản văn hoá dân tộc mà tiêu biểu là hàng trăm đình chùa, miếu mạo. Hà Tây còn lưu giữ được nhiều đền, chùa nổi tiếng và có giá trị về kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật cũng như tôn giáo: Chùa Đậu ở huyện Thường Tín có tên chữ là “Thành đạo tự” nằm trong hệ thống Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Diệm), chùa Thầy ở huyện Quốc Oai, có tên chữ là “Thiên Phúc Tự” nơi tu đạo của Cao Tăng Từ Đạo Hạnh được xây dựng từ đời Lý, hiện còn bảo tồn được một bệ đế điêu khắc. Hoa sen, rồng, chim thần rất tinh xảo. Chùa Tây Phương ở huyện Thạch Thất với kiến trúc độc đáo, nổi tiếng với thập bát vị La Hán đẹp hiếm có. Tiếp đến là chùa Bối Khê, chùa Trăm

Gian, Đình Tây Đằng, Lăng Ngô Quyền, Đền Nguyễn Trãi, Thành cổ Sơn Tây... Đặc biệt là thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương) một cảnh quan nổi tiếng với một hệ thống chùa từ thấp đến cao cùng với sông, suối, hang động đã trở thành điểm du lịch thu hút khách thập phương về trẩy hội mùa xuân. Nơi đây được xem là “Nam thiên đệ nhất Động”. Hà Tây là tỉnh đứng thứ 3 trong cả nước (sau Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) về số lượng di tích lịch sử (trên 300 di tích). Bình quân 14 di tích trên 100 km2.

Trong cái nôi của nền văn minh sông Hồng, nhân dân Hà Tây đã góp phần xây dựng quê hương, đất nước, xây dựng cội nguồn văn minh đó bằng di chỉ Châu Can (Phú Xuyên), Trống đồng Miếu Môn (Mỹ Đức).Đóng góp vào nền văn hóa dân tộc, Hà Tây đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều nhân tài lỗi lạc cống hiến cho đất nước như: Nguyễn Trãi, Nhị Khê (Thường Tín), Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất).

Với dòng máu anh hùng nhân dân Hà Tây lại mang truyền thống yêu nước, quật cường, chống giặc ngoại xâm: Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai vị nữ anh hùng dựng cờ đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán, Phùng Hưng chống ách thống trị của nhà Đường. Ngọc Hồi, Hạ Hồi... là những mảnh đất ghi chiến công đại phá quân Thanh.Với truyền thống văn hoá lâu đời, mảnh đất Hà Tây đã sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng trong lịch sử đất nước như: Nguyễn Trãi- danh nhân văn hoá thế giới; Phùng Hưng, Ngô Quyền- hai vị hoàng đế là người ở làng Việt cổ Đường Lâm…

Hà Tây còn là đất trăm nghề, là quê hương của nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như làng dệt lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, mộc Vạn Điểm, nón Chuông, quạt Vác, mây tre đan Phú Vinh, tạc tượng Sơn Đồng, nặn tò he Xuân La, thêu Quất Động, sơn mài Duyên Thái. Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô của đất nước qua nhiều thế kỷ- nơi luôn có nhiều nhu cầu về các sản phẩm thu công Hoa Kỳ nghệ nên đã biến Hà Tây thành đất trăm nghề. Hiện nay, Hà Tây có 120 làng nghề (chiếm 10% tổng số làng nghề của toàn quốc) với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Tràng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng. Mỗi làng nghề không chỉ là một đơn vị sản xuất mà còn là một cộng đồng văn hóa với

đình, chùa, miếu, lễ hội truyền thống. Do vậy đến đây du khách không chỉ được xem các nghệ nhân làm nghề, mua sản phẩm mà còn có thể trực tiếp tham dự các hoạt động xã hội.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và trung du Bắc bộ với lưu vực đồng bằng sông Hồng, thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Tây nguồn tài nguyên vô giá là núi non, sông, hồ, suối, thác, hang động... Từ đó, con người tạo nên những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần như Ao Vua, Bằng Tạ, Khoang Xanh, Thác Đa, Thiên Sơn- Suối Ngà, khách sạn ASEAN, Tản Đà, hồ Tiên Sa, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn, hồ Suối Hai, hồ Văn Sơn... Từ những điều kiện tuyệt vời như thế Hà Tây rất thuận lợi với thế mạnh ở cả 4 loại hình du lịch là du lịch sinh thái; du lịch thể thao leo núi; du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí. Đặc biệt, trong khoảng 5 năm trở lại đây, khu vực này đã xây dựng nhiều điểm du lịch với quy mô ngày càng mở rộng. Tại đây có 6 khu du lịch tổng hợp đã được xác định để đầu tư phát triển là: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu- Hà Tây (Quốc Oai); Khu du lịch lịch sử văn hóa du lịch Đường Lâm; Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh; Khu du lịch hồ Văn Sơn (Chương Mỹ) để xây dựng sân gôn và nơi nghỉ dưỡng cho du khách; Khu du lịch hồ Suối Hai (Ba Vì) và Khu du lịch Đồng Mô (Sơn Tây). Trong đó các quần thể du lịch sinh thái, làng nghề, sân gôn, làng văn hoá quốc tế, làng dân tộc có thể thu hút rất nhiều dự án trong tương lai. Đó là lợi thế rất lớn để Hà Tây thu hút nguồn FDI lớn từ Hoa Kỳ vào lĩnh vực du lịch và giải trí.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Mỹ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w