THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.2.2.1. Hoa Kỳ trở thành đối tác FDI quan trọng của Hà Tây
Trước năm 2005, các dự án của Hoa Kỳ rất ít và có vốn nhỏ. Nhưng từ năm 2005 đến năm 2008 các dự án của Hoa Kỳ tăng lên nhiều cả về số dự án và số vốn. Nguyên nhân là do chính sách thu hút FDI của Hà Tây đã thay đổi tích cực.
Trước năm 2005, tình hình GPMB của Hà Tây thuộc loại tồi tệ nhất Việt Nam với sự chậm trễ về thủ tục hành chính và công tác bồi thường, thêm nữa lại do sự không đồng tình của người dân đại phương và tệ quan liêu tham nhũng của cán bộ phụ trách các dự án đầu tư. Điều này làm chỉ số cạnh tranh của Hà Tây rất thấp và môi trường đầu tư của Hà Tây trong giai đoạn này phải nối là rất ảm đạm.
Bước sang năm 2005, Hà Tây đã giải quyết được một bước về thủ tục hành chính và mặt bằng lại thêm chính sách ưu đãi tốt hơn cho các dự án FDI nên luồng FDI vào Hà Tây bắt đầu khôi phục. Đặc biệt năm 2006 là năm đột phá của FDI Hà Tây, Hoa Kỳ cũng trở thành một đối tác lớn của Hà Tây trong các dự án FDI vào địa phương này, tạo nên bức tranh FDI sáng sủa cho Hà Tây.
Đặc biệt về vốn đầu tư, các dự án trung bình có vốn dăng ký 100 triệu USD, đưa Hoa Kỳ thành đối tác số 3 của Hà Tây trong lĩnh vực FDI sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Dự án lớn nhất của Hoa Kỳ là dự án điện tử của Vcaps (200 triệu USD) sánh ngang với dự án của MEIKO, Nhật Bản (300 triệu USD), và khu chung cư Quốc tế của Hàn Quốc (400 triệu USD). Dự án lớn nhất của Vcaps cũng đưa Hoa Kỳ thành nhà đầu tư lớn của khu Công nghệ cao Hoà Lạc.
Đồ thị 2.2 : FDI đăng ký và thực hiện của Hoa Kỳ vào Hà Tây tới năm 2008 so với một số địa phương (kể cả qua nước thứ 3)
Nguồn : Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
Các dự án của Hoa Kỳ trong những năm gần đây giúp Hà Tây rất nhiều trong việc thu hút FDI vào các khu công nghiệp.