giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh...
c) Hồ sơ khai thuế
(1) Hồ sơ khai thuế đối với đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:
- Tờ khai thuế;
- Hoá đơn, hợp đồng và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
(2) Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng bao gồm: - Tờ khai thuế tháng;
- Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra; - Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào; - Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.
Khai theo tháng được tính từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày cuối cùng của tháng, như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, phí, lệ phí,..
(3) Hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý gồm: - Tờ khai thuế tạm tính; và
- Các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính;
Khai theo quý được tính từ ngày đầu tiên của quý đến ngày cuối cùng của quý, như: Khai Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính.
(4) Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:
- Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế phải nộp;
- Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
Khai theo năm tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 như khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, khai quyết toán các loại thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ Loại hồ sơ Hồ sơ khai thuế từng lần phát sinh Hồ sơ khai thuế tháng Hồ sơ khai thuế quý Hồ sơ khai thuế năm Hồ sơ quyết toán thuế Hồ sơ khai thuế có sự thay đổi Thời gian nộp chậm nhất Ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Ngày 20 tháng tiếp theo Ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo Ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính Ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính Ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó Thời gian gia hạn hồ sơ
Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Hồ sơ khai bổ sung phải có thên tài liệu giải trình, chứng minh tại sao lại bổ sung.
Nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế thì cơ quan thuế sẽ ấn định số thuế phải nộp.
Người nộp thuế đã nộp hồ sơ khai thuế, nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ, không chính xác, cơ quan thuế đã yêu cầu khai, nộp bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng người nộp thuế không khai, nộp bổ sung thì bị ấn định thuế.
Cách thức kê khai cụ thể cho các sắc thuế và các khoản thu vào NSNN được quy định tại phần B - Khai thuế và tính thuế, thông tư số 60 /2007/TT-BTC, ngày 14 tháng 6 năm 2007, thông tư số 59/2007/BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007.
8.2.3. Nộp thuế
Người nộp thuế theo phương pháp kê khai, tính thuế thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Số thuế phải nộp căn cứ vào tờ khai đã được chấp nhận, nếu bị ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam. Nếu nộp bằng ngoại tệ thì ngaọi tệ đó phải là loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và được quy đổi ra VND. Người nộp thuế có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền thuế, bảo đảm cho người nộp thuế nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước thuận lợi và kịp thời. Trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi đã nhận tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức nhận tiền thuế phải chuyển tiền vào Ngân sách Nhà nước.
Ngày đã nộp tiền thuế, là ngày được xác nhận trên Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản hoặc được ngày xác nhận việc thu tiền trên chứng từ thu thuế bằng tiền mặt. Ngày nộp thuế là căn cứ để tính ngày nộp chậm thuế, số ngày tính phạt nộp chậm được tính từ ngày hết hạn nộp thuế đến ngày đối tượng nộp thuế. Ví dụ ngày 2 tháng 5 năm 2008 là ngày hết hạn nộp thuế nhưng đến ngày 10 tháng 5 năm 2008 đối tượng mới nộp thuế thì số ngày phạt nộp chậm là 8 ngày.
Phạt chậm nộp: Nếu nộp không đúng hạn, đối tượng nộp thuế bị phạt nộp chậm trên số ngày nộp chậm với tỷ lệ 1%% ngày.
Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt : Tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt hay nói cách khác khoản phát sinh trước, thanh toán trước.
Thuế nộp thừa: Số thuế nộp thừa người nộp thuế có quyền để lại bù trừ vào nghĩa vụ thuế của các loại thuế phải nộp khác hoặc được trừ vào kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế. Thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế được quy định tại phần G thông tư số 60/2007/TT- BTC, ngày 14 tháng 6 năm 2007.
Các trường hợp gia hạn Phạm vi gia hạn Thời gian gia hạn Thủ tục gia hạn Lưu ý Bị thiên tai, hoả hoạn,
tai nạn bất ngờ làm thiệt hại vật chất và không có khả năng nộp thuế đúng hạn Một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt còn nợ Không quá hai năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế - Văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt - Tài liệu chứng minh lý do đề nghị gia hạn nộp thuế.
Trong thời gian được gia hạn: Người nộp thuế không bị phạt hành chính về hành vi chậm nộp tiền thuế đối với số thuế được gia hạn.
Khi hết thời gian gia hạn nộp thuế, người nộp thuế không nộp thuế thì sẽ bị xử phạt hành chính đối vi hành vi vi phạm pháp luật thuế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
Di chuyển địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, phải ngừng hoạt động hoặc giảm sản xuất, kinh doanh, tăng chi phí đầu tư ở nơi sản xuất, kinh doanh mới; Một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt phát sinh do các nguyên nhân này Không quá một năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế Chính sách của nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Không quá một năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế Gặp khó khăn đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Không quá một năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế 8.2.4. Ấn định thuế
Khi đối tượng nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế phải nộp hoặc các ấn định các yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp và ra thông báo nộp thuế theo nguyên tắc: khách quan, công bằng và đúng luật. Các trường hợp ấn định thuế: a) Không đăng ký thuế; b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế; d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế; đ) Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định; e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường; g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
Các căn cứ ấn định thuế bao gồm: (i) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế; (ii) So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô; (iii) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.
Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế;
b) Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp;
c) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp.
8.2.5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Mục tiêu của thanh, kiểm tra thuế là phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi sai sót và gian lận thuế của đối tượng nộp thuế. Các đối tượng nộp thuế theo phương pháp kê khai thì một xu hướng tất yếu là đối tượng tìm mọi cách để giảm ghánh nặng thuế của mình, chính vì thế chức năng thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng hàng đầu trong quản lý thuế theo chức năng.
Kiểm tra thuế15
Mọi hồ sơ thuế gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.
Nếu hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế:
+ Ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho người nộp thuế biết hoặc ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế nếu không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
Các trường hợp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:
Trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
Kiểm tra trước khi hoàn thuế:
Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế.
Xử lý kết quả kiểm tra thuế: Kiểm tra thuế thấy bằng chứng vi phạm pháp luật thuế thì:
- Phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính
- Chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra thuế và bổ sung vào kế hoạch thanh tra nếu có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế.
Thanh tra thuế
Các trường hợp thanh tra: (i) Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần. (ii) Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. (iii) Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung: (i) Căn cứ pháp lý để thanh tra; (ii) Đối tượng thanh tra; (iii) Nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra; (iiii) Thời hạn tiến hành thanh tra; (iiiii) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra.
Khi thực hiện thanh tra thuế, Đoàn thanh tra thuế phải có tối thiểu một thành viên là thanh tra viên thuế. Quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra chậm nhất là ba ngày làm việc, kể từ ngày ký.
Quyền hạn và nhiệm vụ của trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên được quy định tại điều 85 luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Nhiệm vụ và quyền của đối tượng thanh tra thuế được quy định tại điều 86 luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
8.2.6. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: (i) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn (ii) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế (iii) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
d) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
đ) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; e) Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;
g) Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Hành vi vi phạm của đối tượng nộp thuế
Cách xử lý vi phạm Đối tượng vi phạm Hành vi và cách xử lý vi phạm 1. Vi phạm các thủ tục thuế.
Phạt hành chính16 Cơ quan thuế Bồi thường thiệt hại do gây ra cho đối tượng nộp thuế 2. Chậm nộp tiền thuế. Phạt 0,05% x số ngày nộp chậm x số thuế nộp chậm Công chức thuế
- Bồi thường thiệt hại do gây ra cho đối tượng nộp thuế - Kỷ luật
- Truy cứu trách nhiệm hình sự 3. Khai sai dẫn đến
thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.
+ Phạt 10% số tiền thuế