Tiến hành: quá trình thanh trùng bia chai được thực hiện theo phương pháp thanh

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia công xuất 30 triệu lít trên năm (Trang 35 - 39)

trùng Pasteur. Máy thanh trùng chia làm 5 vùng nhiệt độ Bia từ máy dập nút chai vào hầm thanh trùng qua các vùng nhiệt độ :

+ Vùng I : 20-250C + Vùng II : 40-450C + Vùng III : 60-650C + Vùng IV : 40-450C + Vùng V : 20-250C

Độ thanh trùng : 19-23PU

4. Kiểm tra chai , dán nhãn và hoàn tất sản phẩm.

- Sau khi ra khỏi máy thanh trùng, chai đi qua máy soi , những chai không đảm bảo yêu cầu như : vỏ bẩn, bia đục,có chất lạ, chai sứt,…đều bị loại bỏ

- Chai được thổi khô trước khi qua máy dán nhãn và được dán phoi nhôm lên cổ chai. - Sau đó chai được băng tải chuyển qua máy bắn chữ và máy gắp chai xếp két.

CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN CÂN BẰNG SẢN PHẨM.

Tính cân bằng sản phẩm cho nhà máy bia năng suất 30 triệu lít/năm với cơ cấu sản phẩm là 12 triệu lít bia hơi/năm và 18 triệu lít bia chai/năm.

Bia hơi có nồng độ dịch đường lên men là 10Bx. Bia chai có nồng độ dịch đường lên men là 12Bx. Nguyên liệu nấu bao gồm :

Malt : chiếm 75% khối lượng nguyên liệu, có : - Độ ẩm : 7%

- Hiệu suất hòa tan : 75%

Gạo : chiếm 25% khối lượng nguyên liệu, có : - Độ ẩm : 13%

- Hiệu suất hòa tan : 85%

Trong sản xuất không thể tránh khỏi tổn thất ở các công đoạn khác nhau. Giả sử tổn thất qua các công đoạn là :

- Nghiền nguyên liệu : 0,5% . - Đun sôi, lắng xoáy, làm lạnh : 1,7% . - Lên men chính, phụ : 4,0% . - Lọc, bão hòa CO2 : 2,0% . - Chiết rót : 1,0% .

A. TÍNH CÂN BẰNG SẢN PHẨM CHO BIA HƠI 10Bx. I. Tính lượng nguyên liệu nấu cho 1000 lít bia hơi 10Bx. I. Tính lượng nguyên liệu nấu cho 1000 lít bia hơi 10Bx.

- Tính lượng chất chiêt thu được từ 100 kg nguyên liệu (gồm 75 kg malt và 25 kg gạo) :

+ Lượng chất chiết thu được từ 75 kg malt là : 75 × 0,995 × 0,93 × 0,75 = 52,05 (kg) + Lượng chất chiết thu được từ 25 kg gạo là :

25 × 0,995 × 0,87 × 0,85 = 18,40 (kg)

=> Tổng lượng chất chiết thu được từ 100 kg nguyên liệu (gồm 75kg malt và 25 kg gạo) là :

=> Lượng dịch đường có nồng độ 10% khối lượng sẽ thu được là : 70,45 × 10 100 = 704,5 (kg) => Thể tích dịch đường là : V = d G = 7041,04,5 = 677,4 (l) ( Tra bảng d20 20 = 1,04 ứng với 10Bx )

- Tổn thất do đun sôi, lằng xoáy và làm lạnh nhanh là 1,7% , do đó lượng dịch đường đi vào lên men chỉ còn :

677,4 × (100 – 1,7)% = 665,88 (l)

- Tổn thất do lên men chính, phụ là 4% nên sau lên men thì lượng bia thu được là :

665,88 × (100 – 4)% = 639,24 (l) - Sau lọc và bão hòa CO2 (tổn thất 2%) còn :

639,24 × (100 – 2)% = 626,46 (l) => Lượng bia thành phẩm (sau chiết rót tổn thất 1%) là :

626,46 × (100 – 1)% = 620,2 (l)

Như vậy, cứ 100 kg nguyên liệu (gồm 75 kg malt và 25 kg gạo) thì sản xuất được 626,2 lít bia thành phẩm. Do đó, để sản xuất được 1000 lít bia hơi 10Bx cần lượng nguyên liệu là :

2 , 626 1000 100× = 159,69 (kg)

Trong đó : - Lượng malt là : 0,75 × 159,69 = 119,77 (kg) - Lượng gạo là : 0,25 × 159,69 = 39,92 (kg)

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia công xuất 30 triệu lít trên năm (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w