Sau khi hoạt động,mỗi thiết bị đều được vệ sinh bằng hệ thống CIP. Sau 60 mẻ , tiến hành vệ sinh toàn thiết bị bằng xút và hợp chất trợ vệ sinh.
Riêng đối với tank lên men là thiết bị yêu cầu độ vệ sinh cao thì phải sử dụng : - Chất tẩy rửa : trimetal HC 2%V
- Chất diệt khuẩn : oxonia 0,5% V Tiến hành vệ sinh tank lên men :
• Xóa lạnh, thu hết CO2 trong tank , kiểm tra hóa chất trong thùng CIP lạnh , lắp đường ống theo yêu cầu công nghệ.
• Quá trình vệ sinh : - Vệ sinh nước lần 1:
+ Mở van CIP lạnh và hồi CIP lạnh , mở van cấp và hồi ở tank vệ sinh , mở van hút ở khoang chứa nước của thùng CIP lạnh , đóng hết các van hồi về thùng CIP,mở van xả ra cống.
+ Bật bơm cấp CIP,khi có nước trong khoang bơm hồi thì bật bơm hồi CIP,thời gian đầu xả ra cống sau đó cho hồi về khoang nước chạy tuần hoàn,cuối cùng dùng nước sạch tráng lại.
- Vệ sinh Trimetal:
+ Mở van hút khoang Trimetal,bật bơm CIP lạnh , bật bơm hồi CIP khi đã có dịch ở khoang bơm , kiểm tra cuối đường hồi,nếu thấy xuất hiện Trimetal thì đóng van xả cống , đồng thời mở van hồi về khoang chứa Trimetal.
+ Kết thúc tắt bơm CIP,đóng van hút khoang Trimetal,kiểm tra hồi hết thì tắt bơm hồi.
- Vệ sinh nước lần 2:
Mục đích là tráng rửa sạch Trimetal trước khi chuyển vệ sinh oxonia,thao tác tương tự như vệ sinh nước lần 1. Chú ý phải dùng nước đuổi Trimetal về khoang Trimetal để tiết kiệm hóa chất.
- Vệ sinh Oxonia:
Thao tác tương tự Trimetal,chú ý vệ sinh hóa chất ở khoang nào thì mở van hút và van hồi ở khoang đó.
*) Chú ý : đối với tank chuẩn bị đón dịch phải xả hóa chất trước khi đón dịch,đối với tank chứa bia sang phải dùng áp suất xả sạch , hút hết mùi mới chuyển bia sáng vào
II. Các quy định về an toàn lao động - Không hút thuốc lá trong phân xưởng sản xuất.
- Không đi dép lê, giày cao gót trong phân xưởng , vì sàn trơn trượt dễ trượt ngã.
- Ở gian xay nghiền không được phép thò tay vào máy nghiền. - Khi mở nắp nồi nấu tránh ghé mặt vào nguy cơ bị bỏng cao.
- Chú ý thường xuyên kiểm tra khả năng hoạt động của các van an toàn, van tự động.
- Các thiết bị điện phải nối đất, đảm bảo không bị rò điện gây giật khi vận hành.
- Tuân thủ các chế độ công nghệ đã cài đặt,khi có sự cố phải báo ngay cho phòng kỹ thuật,người có trách nhiệm.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm đồ án, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy, em đã hoàn thành đồ án đúng tiến độ. Qua việc làm đồ án, em đã được tìm hiểu đã hoàn thành đồ án đúng tiến độ. Qua việc làm đồ án, em đã được tìm hiểu kỹ hơn, hình dung rõ hơn về công việc thiết kế một nhà máy bia. Đó là những kiến thức hết sức quý báu sẽ giúp ích rất nhiều cho em trong công việc của mình sau khi ra trường.
Bản đồ án của em khó tránh khỏi những thiếu sót do những hạn chế của mình nên em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của thầy cô mình nên em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của thầy cô và các bạn để giúp em củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường và kiến thức thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè và gia đình, đặc biệt là thầy PGS.TS.Nguyễn Đình Thưởng (hướng dẫn phần Công nghệ) , thầy thầy PGS.TS.Nguyễn Đình Thưởng (hướng dẫn phần Công nghệ) , thầy Nguyễn Mạnh Hậu (hướng dẫn phần Xây dựng) và thầy Dương Văn An (hướng dẫn phần Kinh tế) đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án !
Hà nội ngày tháng năm 2008
Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO1. GS.TS. Hoàng Đình Hòa 1. GS.TS. Hoàng Đình Hòa
Công nghệ sản xuất Malt và Bia – NXB KH&KT 2000.
2. GS.TS .Nguyễn Thị Hiền
Khoa học – Công nghệ Malt và Bia – NXB KH&KT 2007
3. PGS.TS .Lê Thanh Mai
Các phương pháp phân tích ngành Công nghệ lên men – NXB KH&KT 2005. 2005.
4. PGS.TSKH. Lê Hoàng
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học – NXB KH&KT 2004
5. PGS. Ngô Bình
Cơ sở xây dựng nhà công nghiệp – Bộ môn XDCN khoa CN Hóa học – ĐHBK Hà Nội. ĐHBK Hà Nội.
6. PTS. Ngô Trần Ánh