Hoạch toán kết quả sản xuất kinh doanh:

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia công xuất 30 triệu lít trên năm (Trang 119 - 124)

II. Bố trí tổng mặt bằng nhà máy

9.2.5.Hoạch toán kết quả sản xuất kinh doanh:

Chương 7: TÍNH TOÁN KINH TẾ

9.2.5.Hoạch toán kết quả sản xuất kinh doanh:

TDT = ∑ Gi x Qi Trong đó:

Gi : Giá một đơn vị sản phẩm Qi : Số sản phẩm được bán ra

Giá bán bia hơi cao nhất ( G1max): 5500 VNĐ/lit, thấp nhất (G1min): 5000 VNĐ/lít Giá bán bia chai cao nhất( G2max): 7500 VNĐ/lít , thấpnhất (G2min) 6000 VNĐ/ lít

Số sản phẩm bán ra cao nhất chiếm 100% sản lượng: Qmax = 30.000.000 Số sản phẩm bán ra thấp nhất chiếm 90% sản lượng: Qmin = 27.000.000

Bảng 9.10: Hoạch tóan kết quả hoạt động sản suất kinh doanh hàng năm

Giá bán Giá thành

Lợi nhuân trước thuế

Lợi nhuận sau thuế (thuế TNDN 25%) Số lượng bán cao nhất VNĐ/l VNĐ/lít Triệu VNĐ Triệu

Tổng chi phí / năm Sản lượng / năm

30 (triệu lít) ít VNĐ 15 G1max 5.500 15 G2max 7.500 3.660 85.200 63.900 15 G1min 5.000 15 G2min 6.000 3.660 55200 41400 Số lượng bán thấp nhất 27 (triệu lít) 13,5 G1max 5.500 13,5 G2max 7.500 3.660 76.680 57.510 13,5 G1min 5.000 13,5 G2min 6.000 3.660 49.680 37.260 PHỤ LỤC 1 : XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Chọn phương pháp xử lý nước thải cho nhà máy là phương pháp xử lý sinh học. Đây là phương pháp khá hiện đại ở nước ta hiện nay. Phương pháp sinh học là phương pháp phổ biến trên thế giới, kinh tế nhất để xử lý nước thải chứa chất hữu cơ. Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng các hoạt động sống của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ.

Tuỳ theo phương thức hô hấp của vi sinh vật mà người ta phân biệt bao gồm 2 phương pháp:

- Phương pháp hiếu khí: Vi sinh vật hiếu khí sử dụng ôxy để phân huỷ các hợp chất hữu cơ và một số chất vô cơ, trong suốt quá trình phải cấp ôxy.

- Phương pháp yếm khí: Vi sinh vật yếm khí tuỳ tiện phân giải yếm khí các hợp chất hữu cơ. Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong xử lý nước thải có hàm lượng các hợp chất hữu cơ cao. Có thể sử dụng xử lý buồng cạn, bã thải rắn, nhờ hệ thống lọc yếm khí, hồ yếm khí, hầm biogas.

Trong xử lý nước thải công nghiệp nói chung và xử lý nước thải nhà máy bia nói riêng, phương pháp hiếu khí được sử dụng rộng rãi hơn cả. Đặc biệt các quá trình của phương pháp hiếu khí xảy ra ở điều kiện nhân tạo được ứng dụng nhiều hơn trong việc xử lý nưóc thải của nhà máy bia.

Các công trình xử lý nhân tạo bao gồm:

+ Hệ thống lọc sinh học ( bể lọc,...).

Mỗi ngày nhà máy bia thải ra một lượng lớn nước thải với nồng độ chất hữu cơ rất cao nếu không qua xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Đồng thời vào mùa mưa nếu không giải quyết tốt khâu thoát nước có thể gây ngập úng, mất vệ sinh trong sản xuất.

Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy hoạt động qua quá trình ôxy hoá nhờ bùn hoạt tính (bể aroten) để xử lý nước thải. Bể có ưu điểm là rất hiệu quả, nó có thể cho phép điều chỉnh nước ra với bất kỳ nồng độ chất bẩn hữu cơ nào mà ta mong muốn.

Nguyên lý làm việc của bể aeroten

Đây là hệ thống xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính và cấp khí cưỡng bức, làm việc như sau :

Bể hình khối chữ nhật. Nước thải của nhà máy được thải vào bể hòa trộn với bùn hoạt tính tuần hoàn để cung cấp oxy cho vi sinh vật . Để khuấy trộn người ta dùng không khí nén dẫn vào đầu bể và ra ở cuối bể. Thời gian nước thải lưu trong bể thường là từ 2-12h. Các chất bẩn trong nước thải của nhà máy được bùn hoạt tính hấp thụ. Cường độ quá trình háp thụ rất mạnh,nhất là những phút đầu sau khi nước thải tiếp xúc với bùn. Những chất hữu cơ được vi sinh vật sử dụng. Sau khi ra khỏi bể aeroten, hỗn hợp nước và bùn được qua bể lắng II, ở đó bùn hoạt tính tích tụ và lắng xuống. Nước thải khi đã đạt các chỉ tiêu kỹ thuật sẽ được xả ra nguồn nước tự nhiên (sông,hồ..) Phần lớn bùn hoạt tính lắng xuống được tuần hoàn lại bể aeroten, một phần bùn hoạt tính dư lại được tiếp tục đem đi xử lý. Khi bùn tuần hoàn trở về thì phải giữ nồng độ bùn trong bể aeroten ở mức ổn định,chỉ xả đi lượng bùn dư (tương ứng với lượng tăng sinh khối vi sinh vật).

Bùn hoạt tính lắng xuống ở bể lắng II còn chứa nhiều chất chưa được chuyển hóa. Trước khi tuần hoàn về bể aeroten ta cho tái sinh. Tái sinh bùn hoạt tính bao gồm phải sục khí vào bùn,khi đó các chất hữu cơ đã hấp phụ chưa kịp chuyển hóa sẽ bị oxy hóa, tránh được hiện tượng yếm khí trong bể. Do vậy , ngay cả khi nước thải chứa các chat dễ bị oxy hóa ta cúng thực hiện công việc tái sinh bùn hoạt tính.

+ công suất: 800 m3/ngày.

+ Lưu lượng nước thải lớn nhất 60 m3/giờ. + Lưu lượng nước thải trung bình: 40m3/ giờ. + Lượng tải BOD5: 600 kg/ ngày.

+ Thời gian điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải: 4 giờ. + Thời gian thổi khí: 2.3 giờ.

+ Liều lượng bùn hoạt tính trong bể aroten: 4.5 g/l. + Thời gian lắng đợt 2: 1.5 giờ.

Các chỉ tiêu kĩ thuật về nước thải:

Stt Chỉ tiêu Nước trước xử lý Nước sau xử lý

1 Ph 6-9 6-9 2 Hàm lượng cặn lơ lửng 150-300 100 3 BOD5,mg/l 700-800 50 4 COD, mg/l 850-950 100 5 Tổng nitơ 25 20 6 Tổng phosphor 7 6 7 Coliform, MPN/100ml < 10.000 < 10.000

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia công xuất 30 triệu lít trên năm (Trang 119 - 124)