Các thí nghiệm đều được lặp lại ba lần.
Nội dung 1: Nghiên cứu giống, độ già lá dâu và phương pháp bảo quản thích hợp
Trên cơ sở khảo sát, ta lựa chọn 4 giống có năng suất và diện tích trồng lớn, phân tích xác định giống có hàm lượng DNJ cao.
Về độ già: Tiến hành xác định ở các độ già khác nhau từ lá non (lá 1 – 4 từ nõn trở xuống) thuần thục (từ lá thứ 5 – tới lá thứ 9) lá già (từ lá thứ 9 xuống gốc)
Thí nghiệm1: Nghiên cứu ảnh hưởng của trạng thái nguyên liệu đến sự thay đổi hàm lượng DNJ
Tiến hành phân tích chất lượng của lá dâu sau khi thu hái ở hai trạng thái CT1: Lá dâu tươi
CT2: Lá dâu khô, độ ẩm ≤ 10%
Bảo quản lá dâu ở điều kiện thường trong khoảng thời gian từ 1-10 ngày. Sau đó, xác định hàm lượng alkaloid TS trong lá dâu trong khoảng thời gian bảo quản, kiểm tra 2 ngày/lần.
Thí nghiêm 2: Xác định phương pháp làm khô thích hợp
Tiến hành làm khô lá dâu sau thu hái bằng 3 phương pháp CT1: Phơi nắng
CT2: Sấy đối lưu ở nhiệt độ 60-70oC
CT3: Sấy lạnh đến độ ẩm đến khi lá dâu có độ ẩm 10%
Sau đó lá dâu khô được đóng trong bao bì PE buộc kín và bảo quản trong điều kiện thường.
Tiếp tục theo dõi sự thay đổi hàm lượng alkaloid TS trong lá dâu khô ở 3 phương pháp trong thời gian bảo quản 3 tháng, kiểm tra 1tuần/lần.
Các chỉ tiêu kiểm tra hàm lượng alkaloid tổng số
Nội dung 2: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bột lá dâu tằm giàu DNJ
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định phương pháp trích ly thích hợp
Phương pháp: Lá dâu xay nhỏ sau khi xử lý enzim ở các điều kiện thích hợp (có được từ thí nghiệm 1) tiếp tục được khảo sát hiệu suất trích ly bằng 3 phương pháp trích ly phổ biến áp dụng với việc chiết dược liệu, gồm 3 công thức TN
- Công thức 1: Phương pháp ngâm với dung môi - Công thức 2: Phương pháp ngấm kiệt bằng dung môi - Công thức 3: Phương pháp trích ly Soxhlet
* Các chỉ tiêu kiểm tra: Hàm lượng alkaloid và DNJ trong dịch chiết (hay hiệu suất trích ly)
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu lựa chọn loại và nồng độ dung môi trích ly thích hợp.
* Phương pháp: Lá dâu xay nhỏ được chia thành các mẫu có khối lượng như nhau rồi tiến hành trích ly trong cùng một khoảng thời gian, cùng nhiệt độ, cùng tỷ lệ dung môi/nước chiết và cùng phương pháp trích ly với các loại dung môi có các nồng độ sau:
Loại dung môi: Do sản phẩm cuối cùng của quá trình tách chiết được sử dụng làm thực phẩm chức năng nên để đảm bảo độ an toàn vệ sinh thực phẩm và đơn giản cho quá trình chiết tách dự kiến sử dụng 03 loại dung môi là nước, ethanol trung tính, ethanol đã axit hóa (đây là các dung môi thường được sử dụng trong quá trình chiết xuất các dược liệu)
Nồng độ dung môi (đối với dung môi ethanol trung tính và ethanol đã axit hóa): 30%V- 96%V.
Trên cơ sở xác định hàm lượng DNJ có trong dịch chiết ở các mẫu mà xác định được loại dung môi cũng như nồng độ dịch chiết thích hợp nhất. Tuy nhiên trong quá trình này cũng cần chú ý tới hiệu quả kinh tế, đây cũng được coi là một tiêu chuẩn để lựa chọn loại dung môi thích hợp.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu xác định nhiệt độ trích ly, tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu và thời gian trích ly thích hợp.
* Phương pháp: Tiến hành xác định miền ảnh hưởng của từng yếu tố trong quá trình trích ly (nhiệt độ trích ly, tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu, thời gian trích ly) bằng cách thực hiện các thí nghiệm thăm dò đơn yếu tố nhằm xác định vùng dừng của từng tham số công nghệ, cụ thể:
+ Thời gian trích ly (Y): 4 – 24 giờ.
+ Tỷ lệ lá dâu/dung môi (Z): 1/6, 1/8, 1/10, 1/12.
Từ đó sử dụng phương pháp toán học (như đã nêu) để tìm miền tối ưu của các yếu tố trên.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu xác định số lần trích ly thích hợp.
* Phương pháp: Tiến hành trích ly với các lần trích ly n =1 - 4 lần ở các điều kiện đã chọn (có được từ thí nghiệm 4).
Dựa vào hiệu suất trích ly (hay hàm lượng DNJ có trong dịch chiết) kết hợp với hiệu quả kinh tế để xác định số lần trích ly thích hợp.
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu xác định chất mang và nồng độ chất mang thích hợp
Dịch chiết lá dâu được cô cạn tới 19.60bx. Sau đó lấy mỗi mẫu dịch chiết có thể tích là 100ml được bổ sung các chất mang: maltodextrin, đường isomalt, tinh bột biến tính ở ba nồng độ khảo sát lần lượt là: 4,5,6% được sấy phun ở cùng một chế độ sấy như nhau. Xác định Hàm lượng DNJ/g sản phẩm, độ ẩm, màu sắc, mùi vị, độ bám dính, khả năng hút ẩm của sản phẩm, khả năng hòa tan trong nước từ đó xác định được chất mang và nồng độ chất mang thích hợp. Các thí nghiệm đều được tiến hành trong điều kiện sấy phun:
- Lưu lượng nhập liệu: 432ml/h - Áp suất khí nén: 8bar
- Nhiệt độ đầu vào: 125oC
Thí nghiệm 6: Xác định nhiệt độ sấy phun thích hợp
Dịch lá dâu sau khi trích ly được cô cạn tới 19.6oBx, sau đó tiến hành lấy mỗi mẫu dịch chiết có thể tích là 100ml được bổ sung chất mang và nồng độ chất mang thích hợp từ thí nghiệm 1 rồi tiến hành sấy phun ở các khoảng nhiệt độ khác nhau: 115,125,135,145,155.
Xác định Hàm lượng DNJ/g sản phẩm, độ ẩm, màu sắc, mùi vị, độ bám dính, khả năng hút ẩm của sản phẩm, khả năng hòa tan trong nước từ đó xác định được nhiệt độ sấy thích hợp. Các thí nghiệm đều được tiến hành trong điều kiện sấy phun:
- Lưu lượng nhập liệu: 432ml/h - Áp suất khí nén: 8bar
Thí nghiệm 7: Xác định lưu lượng nhập liệu thích hợp cho sấy phun bột chiết lá dâu tằm
Dịch lá dâu sau khi trích ly được cô cạn tới19.6oBx, sau đó tiến hành lấy mỗi mẫu dịch chiết có thể tích là 100ml được bổ sung chất mang và nồng độ chất mang thích hợp từ thí nghiệm 1 rồi tiến hành sấy phun ở các lưu lượng nhập liệu khác nhau:
Xác định Hàm lượng DNJ/g sản phẩm, độ ẩm, màu sắc, mùi vị, độ bám dính, khả năng hút ẩm của sản phẩm, khả năng hòa tan trong nước từ đó xác định được lưu lượng nhập liệu thích hợp. Các thí nghiệm đều được tiến hành trong điều kiện sấy phun:
- Nhiệt độ đầu vào: nhiệt độ thích hợp được tìm từ thí nghiệm 2 - Áp suất khí nén: 8bar
* Các chỉ tiêu xác định: Hàm lượng DNJ/ml sản phẩm, màu sắc, mùi vị sản phẩm.
Nội dung 3: Nghiên cứu tỉ lệ phối chế giữa bột chiết lá dâu với bột lá dâu khô và chất điều vị
Thí nghiêm 1: Nghiên cứu tỷ lệ phối chế bột lá dâu và lá dâu khô
Từ hàm lượng DNJ có trong lá dâu khô và trong bột chiết lá dâu ta phối chế để được hàm lượng DNJ theo yêu cầu rồi đem đánh giá cảm quan
CT Tỷ lệ bột lá dâu khô(%) Tỷ lệ bột chiết (%) Hàm lượng DNJ (mg/túi 3g) CT1 98 2 7.5 CT2 96 4 8.4 CT3 94 6 9.4 CT4 92 8 9.8 CT5 90 10 11.4 CT6 88 12 12.3 CT7 86 14 13.3 CT8 84 16 14.3 CT9 82 18 15.2 CT10 80 20 16.2
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu tỉ lệ phối chế các chất điều vị.
Sử dụng trà được phối chế thu được ở thí nghiệm trên. Ta bổ xung chất điều vị là đường Isomailt theo các tỷ lệ 4 - 10% theo các công thức dưới đây rồi đánh giá cảm quan.
CT Tỷ lệ đường Iso malt (%)
CT1 4.0 CT2 4,5 CT3 5.0 CT4 5.5 CT5 6.0 CT6 6.5 CT7 7.0 CT8 7.5 CT9 8.0 CT10 8.5 CT11 9.0 CT12 9.5 CT13 10
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN