Những hạn chế của hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại ở Việt Nam (Trang 32 - 33)

Như đã đề cập ở trên, thị trường M&A ở Việt Nam còn hết sức non trẻ và do đó những tồn tại và hạn chế của nó là điều khó tránh khỏi, có thể kể đến một số hạn chế như:

• Thứ nhất, thực trạng pháp lý của hoạt động M&A ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.

• Thứ hai, ở Việt Nam vấn đề muôn thuở vẫn là tính minh bạch của thông tin tài chính chưa cao, thậm chí ngay cả những báo cáo tài chính được kiểm toán vẫn không đảm bảo được độ tin cậy cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc định giá doanh nghiệp nói riêng cũng như tiến trình thực hiện giao dịch M&A nói chung.

• Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kiến thức về M&A. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa được trang bị những kiến thức cơ bản và tổng thể về M&A, do đó, dẫn đến nhiều cuộc thương thảo không thành công, hoặc doanh nghiệp được mua lại, sáp nhập với những điều kiện, giá trị chưa thỏa mãn. Trong khi đó, phía bên mua - nhà đầu tư nước ngoài – thường am tường quản trị, có tiềm lực tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong sáp nhập mua lại doanh nghiệp và rất có thể đưa ra những hợp đồng phức tạp với những điều kiện bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam…

• Thứ tư, cách thức xây dựng thị trường M&A cũng thể hiện nhiều bất cập. Ở Việt Nam, một số trang web như: muabancongty.com, muabandoanhnghiep.com... đã được lập và được coi là “sàn giao dịch” của thị trường M&A. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động M&A trên thế giới không diễn ra trên những trang web mang tính chất rao vặt như vậy. Ngược lại, chúng được thực hiện qua những tác nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao, trong những phòng họp kín. Nội dung thương thảo M&A bao giờ cũng cần được giữ tuyệt mật cho đến phút chót bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giá trị cổ phiếu của các công ty, thậm chí hủy hoại ngay cả dự định sáp nhập đang được tiến hành. Do đó, những trao đổi thể hiện trên các trang web như cách một số doanh nghiệp Việt Nam đang làm chỉ phù hợp để tìm kiếm cơ hội mua bán các cơ sở sản xuất, cửa hàng, thương hiệu rất khiếm tốn. Tâm điểm của hoạt động M&A chính

là các trung gian có tính chuyên nghiệp về hoạt động này. Họ vừa đóng vai trò môi giới vừa làm tư vấn cho các bên trong các giao dịch M&A.

• Thứ năm, nếu nói tâm điểm của hoạt động M&A là các trung gian có tính chuyên nghiệp làm vai trò tư vấn và môi giới trong các giao dịch M&A, thì ở Việt Nam hoạt động của các trung gian này còn kém hiệu quả. Do những hạn chế về hệ thống luật, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu thông tin... nên các công ty tư vấn, môi giới, luật sư, ngân hàng… chưa thể trở thành trung gian để thiết lập một “thị trường” để các bên mua - bán gặp nhau.

Mặc dù M&A là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển nhưng nếu không giải quyết các hạn chế nêu trên thì chúng có thể sẽ kéo tụt sự phát triển của hoạt động này trong ngắn hạn. Và trong số đó, nguy cơ đe dọa nhiều nhất đến sự phát triển M&A không thể không kể đến thực trạng pháp lý của hoạt động này. Chúng ta sẽ tiếp tục phân tích nó ở phần tiếp theo.

2.2 Thực trạng pháp lý hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại ở Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w