Quá trình thực hiện ■Hoạt động của dự án

Một phần của tài liệu Trồng rau đảm bảo an toàn không những giữ được cái tâm trong của người trồng rau là đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như việc đảm bảo sức khỏe cho người trồng không phải tiếp x� (Trang 37 - 45)

- Thị trường:

3.3. Quá trình thực hiện ■Hoạt động của dự án

Hoạt động của dự án

Dự án đã tìm hiểu và rút ra được nhiều kinh nghiệm từ rất nhiều dự án RAT đã thất bại, hai trong số đó là Dự án sản xuất RAT của Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Bình- Phường Yên Nghĩa- Hà Đông- Hà Nội năm 2007 trên diện tích 11ha với mức đầu tư 6 tỷ đồng và Dự án sản xuất RAT của Hợp tác xã nông nghiệp Chúc Sơn- Chương Mỹ- Hà Nội năm 2006 trên diện tích 65ha với 500 hộ dân tham gia, đến nay (2010) chỉ còn 49 hộ với diện tích 2ha. [20]

Các dự án RAT thất bại một phần là do hình thức đầu tư còn mang tính tự phát, đơn độc và thiếu sự bài bản trong quá trình quy hoạch, tiến hành dự án mà chưa tìm hiểu và nghiên cứu kỹ đặc tính của vùng sản xuất để từ đó đưa ra chiến lược đầu tư phát triển hợp lý, cũng như trong quá trình sản xuất phải kết hợp tìm đầu ra cho sản phẩm và liên hệ trong công tác kiểm định chất lượng.

Dự án RST với sự phối hợp- kết hợp giữa các nhà Khoa học từ Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội và cán bộ từ Trung tâm cổ phần truyền thông và Công nghệ môi trường, bên cạnh đó còn có một kỹ sư nông nghiệp Lê Thị Út tham gia. Dự án RST thí điểm tại Đan Phương như là sự mở màn bước đầu cho việc định hình tên gọi RST đồng thời kiểm tra sự phù hợp của điều kiện tự nhiên, quá trình sản xuất và phân phối dựa vào tập quán sản xuất của người dân có sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật và sự giám sát của các chuyên gia về khoa học và trong lĩnh vực nông nghiệp và xem đây như là thí điểm để thực hiện dự án RST đối với các loại rau tùy vào từng thời vụ, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức quyết định đến sự thành bại của dự án. Trong đợt 1 người dân trực tiếp gieo trồng và chăm sóc dựa vào kinh nghiệm và vốn hiểu biết của họ dưới sự giám sát của ban quản lý dự án và xem xét khả năng mở rộng ra một dự án lớn hơn về quy mô cũng như đầu tư kinh phí.

Rau được trồng chủ yếu vào vụ Đông Xuân phần vì điều kiện thời tiết thuận lợi và nhu cầu tiêu dùng của thị trường là rất lớn. Dự án tiến hành vào thời điểm khá thích hợp ( bắt đầu từ cuối tháng 10 năm 2009). Diện tích thử nghiệm: 3975 m2, địa điểm tại cụm 5 xã Thọ Xuân, Đan Phượng, Hà Nội. Có 11 hộ dân tham gia, UBND xã đã tạo điều kiện cho quá trình thực hiện của dự án bằng việc cho mượn đất làm nơi khảo nghiệm ban đầu.

Để người lao động yên tâm sản xuất và thử nghiệm cách sử dụng lao động nông nghiệp quy mô lớn hơn, dự án đã thử nghiệm cách trả lương theo hai hình thức: Lương cố định, được trả cho mỗi lao động 500.000đ/ tháng và lương theo sản phẩm là 40% doanh thu từ bán rau. Do sử dụng nhiều lao động (11 lao động/4000m2) nên sau giai đoạn thử nghiệm dự án vẫn chưa hoàn được vốn. Tiền bán rau chỉ đủ trả lương và một số chi phí nhỏ.

Trước khi chưa có dự án, địa phương chưa được tiếp cận với quy trình trồng RAT cũng như không có một sự hướng dẫn kỹ thuật hay bất cứ một sự hỗ trợ nào khác.

Quá trình thực hiện của dự án: Diện tích đất được giao cho các hộ, thời gian đầu thử nghiệm người dân trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cũng như vốn hiểu biết hiện có dưới sự theo dõi của Ban quản lý dự án cũng như Kỹ sư Nông nghiệp Vũ Thị Út.

5 loại rau mà dự án trồng thí điểm đợt 1 là : Cà chua, rau cải, su hào Hàn Quốc và Su hào Nhật, súp lơ Hà Lan, súp lơ Thụy Sĩ, củ cải Thái Lan và củ cải Trung Quốc, bắp cải Thái Lan. Việc trồng nhiều loại thể hiện quan điểm về tính đa dạng, đề phòng rủi ro khi thực hiện dự án vào thời gian đầu, rủi ro với loại rau này có thể bù giá bởi loại rau kia cũng như nghiên cứu sự phù hợp của giống rau tại địa phương kết hợp với kinh nghiệm của người dân.

Để phục vụ cho dự án hội phụ nữ xã đã được tập huấn về kỹ thuật trồng rau từ Phòng Nông nghiệp huyện, lớp tập huấn kéo dài 3 tháng, hình thức sinh hoạt là vào buổi chiều, 2 buổi/tuần. Toàn bộ 11 hộ dân tham gia dự án đã tham gia đầy đủ và bước đầu đã có những hiểu biết nhất định về quy trình sản xuất RAT.

Ngày 04/11/2009 Tám người trong dự án đã đi tham quan mô hình rau sạch của xã Lĩnh Nam- Thanh Trì- Hà Nội, chuyến tham quan được người dân đánh giá là hiệu quả tốt đẹp, họ được mở rộng tầm mắt cũng như hiểu biết sâu rộng hơn về việc đưa sản phẩm của mình ra xa hơn trên thị trường.

Sau khi thực hiện các công đoạn cắt cỏ, xới đất, bón vôi khử độc, phơi đất và bón lót thời gian từ ngày 29/10/2009 đến ngày 28/10/2009. Tiếp đó là công đoạn gieo trồng. Làm đất kỹ, tơi nhỏ tạo điều kiện thoáng khí, lên luống cao nhằm tránh úng nước và hạn chế sự phát triển của một số sâu bệnh hại rễ do vi khuẩn gây ra.

Bón lót: 150kg phân chuồng ủ mục trong 3 tháng, 20kg lân/sào, 3kg đạm/sào, 2kg kali/sào.

Bảng 8: Thời gian gieo trồng

Ngày 30/10/2009

Lên luống rộng 100- 120 cm và vét rãnh, rãnh luống cao 20- 30cm, cao 20 -25cm.

Hoàn thành việc khoan hai giếng khoan tại ruộng.

Ngày 01/11/2009

Trồng 3500 cây súp sơ, trong đó có 2400 cây súp lơ Hà Lan và 1100 cây súp lơ Thụy Sĩ với mật độ 1300 cây/sào; Cấy 3500 cây cải bắp mật độ 1260 cây/sào.

* Cây cách cây 41cm, hàng cách hàng 50cm đối với súp lơ * Cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 50cm đối với cải bắp Ngày Trồng 1000 cây su hào Hàn Quốc và 1000 cây su hào Nhật với

03/11/2009 mật độ 2000 cây/sào.

* Cây cách cây 38cm, hàng cách hàng 50cm Ngày

04/11/2009

Gieo xong 20 hộp củ cải Trung Quốc và 1 hộp củ cải Thái Lan.

Gieo theo hàng(hoặc gieo vãi). Mật độ 18-20 vạn cây/ha * Cây cách cây 20 cm, hàng cách hàng 20cm.

Ngày 20/01/2010

Trồng bí ngồi

Quy trình chăm sóc

Những gia đình tham gia dự án đều là những gia đình tiêu biểu về kinh nghiệm canh tác, bản thân họ có diện tích đất trồng rau lớn và có lòng tận tụy với công việc cộng với ý thức tuân thủ điều kiện mà Ban quản lý dự án đưa ra đó là khi sử dụng phân bón hay thuốc BVTV cần có sự giám sát và cho phép của những người có chuyên môn trong dự án cũng như việc lưu giữ lại bao gói đã sử dụng và ghi chép đầy đủ ngày giờ chăm bón, phun thuốc.

Điểm nhấn của người dân ở đây là kinh nghiệm trồng rau với kỹ thuật đáng ghi nhận: Không những tận dụng phân chuồng mà còn kết hợp cả dụng phế phẩm xanh, tro bếp và trấu dùng làm hỗn hợp phân ủ, ý thức về việc bảo vệ độ phì cho đất khá tốt, hơn nữa để đảm bảo sức khỏe cho mình và cho cả người tiêu dùng nhằm giữ vững lòng tin từ họ (khách hàng vốn là những người quen) nên họ rất nghiêm túc trong việc sử dụng thuốc BVTV và thực hiện thời gian cách ly, không dùng nhãn hàng chữ Trung Quốc, nhãn thuốc mờ, không ghi rõ nơi sản xuất và liều dùng cũng như thận trọng trong việc sử dụng những loại thuốc BVTV được khuyến cáo là độ độc cao. Chính vì điều này mà Ban quản lý dự án qua thời gian đủ dài để khảo nghiệm về điều kiện tự nhiên đất, nước, không khí và đặc biệt là tập quán canh tác của người dân mới đưa ra quyết định lấy địa bàn nghiên cứu làm nơi thí điểm dự án RST.

Bảng 9: Quá trình chăm sóc

Thời gian Hình thức chăm sóc Đối tượng chăm sóc 02/11/2009 Phun thuốc trừ nấm Antracol 70WP Súp lơ và Cải bắp 02/11/2009 Tưới nước hòa 4- 6 kg lân Thao N-P-

K vào gốc

07/11/2009 Phun thuốc Zineb-bul 80WP Cà chua 07/11/2009 Dẫn nước vào rãnh Tất cả 09/11/2009 Phun thuốc trừ sâu Noviphos 48.0 EC Tất cả Phun thuốc trừ bệnh Daconil 75WP Tất cả

Phun thuốc trừ bệnh sinh học Ditacil 8L

Cà chua

Phun thuốc trừ sâu sinh học Susupes 1.9 EC

Cải bắp 11/11/2009 Bón lân Thao 4kg/sào

( Hòa vào nước)

Súp lơ, cải bắp, cà chua, su hào

Bón lân Thao 3kg/sào ( Hòa vào nước)

Củ cải 15/11/2009 Phun thuốc phân bón lá Tất cả

Phun thuốc trừ sâu sinh học Susupes 1.9 EC

Tất cả 16/11/2009 Tưới nước hòa Lân Thao và Đạm với

liều dùng: Đạm 3kg/sào; Lân 6kg/sào

Tất cả

Trong quá trình chăm sóc, liên tục giữ độ ẩm cao cho ruộng đồng thời làm cỏ, xới đất

19/11/2009 Phun zineb 80WP trừ bệnh thối nhũn, đốm lá

Cà chua 26/11/2009 Phun thuốc trừ sâu sinh học Catex

1.8EC

Tất cả

26/11/2009 Phun zineb 80WP Cà chua

04/12/2009 Phun thuốc diệt côn trùng có nguồn gốc thảo mộc VINEEM 1500EC

Tất cả

06/12/2010 Phun zineb 80WP Tất cả

09/12/2009 Bón lân NPK Lân Thao và Kali Lân thao 5kg/sào; kali 1kg/sào

Tất cả Cứ cách 10 ngày kể từ ngày

Bảng 10: Thời gian cách ly kể từ lần phun thuốc BVTV cuối cùng đến khi thu hoạch

Tên loại rau Thời gian cách ly (Ngày) Cà chua 12 Cải bắp 12 Su hào 10 Súp lơ 14 Củ cải 10 Mặt tích cực của dự án

Theo quán triệt ban đầu của Ban quản lý dự án, dù là dự án thử nghiệm nhưng phải chú trọng thực hiện một quy trình sản xuất an toàn, các thành viên tham gia sản xuất RST phải có trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm an toàn và tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm làm ra khi bán ra thị trường, đảm bảo được tính minh bạch của tất cả các khâu liên quan đến quá trình sản xuất.

Hiệu quả kinh tế:

Tuy dự án chỉ mang tính thử nghiệm nhưng đã thu được hiệu quả rõ rệt. Một số loại rau phát triển tốt và cho hiệu quả cao như bắp cải, súp lơ xanh, cà chua, su hào. Do chưa ký hợp đồng được với siêu thị nên phần lớn sản phẩm được bán cho nhân dân trong xã và số ít bán chợ.

Bảng 11: Sản lượng các loại rau trong dự án

Loại rau Diện tích Thời gian thu hoạch (Ngày/ Tháng/ Năm) Sản lượng rau hàng hóa (Tấn) Cà chua 720m2 3,6- 4,4 Bắp cải 1080m2 20/01/2010- 15/02/2010 3,6 Súp lơ Thụy Sĩ 1080m2 20/01/2010- 15/02/2010 2,5 Su hào 360m2 27/12/2009- 05/01/2010 1,2 Súp lơ Hà Lan 720m2 01/02/2010- 0

20/02/2010 Củ cải 220m2 15/12/2010-

20/12/2010

0

Bí ngồi 200m2 0 0

Mức độ tuân thủ qui định sử dụng phân bón:

- Phân hữu cơ: Sử dụng phân chuồng hoai mục đã qua ủ kết hợp với tro bếp nhằm tăng lượng kali cho cây trồng.

- Phân vô cơ: Dùng lân N- P-K Lâm Thao giúp hạn chế tác động xấu tới chất đất và môi trường.

Mức độ tuân thủ qui định sử dụng thuốc BVTV:

Khi tham gia lớp tập huấn, người dân đã nhận được khuyến cáo nên sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc vi sinh, thảo mộc hoặc thuốc hóa học phân giải nhanh.

Sự thay đổi trong nhận thức của người dân thực hiện dự án trong quá trình trồng thí điểm đợt 1 khẳng định tính đúng đắn của việc thực hiện dự án:

- Hiểu biết về các vấn đề môi trường: Được nâng cao hơn rõ rệt, cụ thể là các bao, giấy gói thuốc BVTV được thu gom để vào một vị trí cụ thể; Nhận thức được tầm quan trọng đối với các nguồn tài nguyên tự nhiên như đất, nước, khí hậu, tưởng như là vô tận mà thực tế là có giới hạn nhất định và phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức và cách thức sử dụng của con người. Hiểu biết rõ hơn về cụm từ “sinh thái” và đặc biệt là “RST”, chính là sự cân bằng hài hòa và bền vững giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích môi trường.

- Hiểu được tầm quan trọng của chính họ trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, bởi chính họ sẽ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của dự án cũng như việc đảm bảo tính bền vững trong quá trình sản xuất.

- Không phải cứ bón nhiều phân hóa học, phun nhiều thuốc BVTV, thuốc kích thích mới cho năng suất cao mà là việc kết hợp giữa kinh nghiệm lâu năm với kiến thức về khoa học kỹ thuật, hướng tiếp cận mới hướng đến thân thiện với môi trường như thuốc trừ sâu sinh học, phân vi sinh,…

- Người dân hiểu RST hay RAT, RHC nói chung nếu thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật của VietGap sẽ là giải pháp hữu hiệu, tốt nhất đối với họ từ đó có thể nhân rộng mô hình.

- Người dân hoàn toàn tin tưởng vào Ban quản lý dự án cũng như sự chỉ đạo, hướng dẫn của các nhà Khoa học và từng bước khắc phục những yếu điểm của bản thân để hoàn thiện hơn trong quá trình sản xuất.

- Cơ hội được tiếp cận với phương thức sản xuất đảm bảo về thương hiệu, đầu ra, có sự hỗ trợ, đầu tư bước đầu từ ban quản lý dự án, tiếp cận vớ hình thức sản xuất sạch hơn.

Đánh giá từ phía người tiêu dùng: Nhận được những lời khen như màu lá mỡ màng, rau có vị ngọt, hợp khẩu vị dân địa phương, giá cả cạnh tranh.

Mặt hạn chế của dự án

● Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được dự án cũng tồn tại những thiếu sót và hạn chế nhất định như mới chỉ bước đầu làm thay đổi cách nghĩ của người dân, còn việc tạo cho họ cách thức sản xuất an toàn, bền vững phải là một quá trình lâu dài và bền bỉ, những bất lợi do điều kiện tự nhiên quy định tạm thời chưa thể khắc phục được do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, khâu kiểm định chất lượng còn chưa được đảm bảo và vấn đề thương hiệu mới chỉ được tính đến trong quá trình lên kế hoạch chứ chưa đưa vào thực tế. RST mới chỉ được bán ở chợ địa phương dù đã nhận được sự phản hồi tốt từ phía người tiêu dùng.

● Bảng 11 cho thấy có một số loại rau không cho thu hoạch với lý do sau: ◦ Súp lơ Hà Lan (súp lơ san hô), là giống mới ở Việt Nam, nên người dân ăn còn lạ miệng, không hợp khẩu vị, coi là hàng Trung Quốc nên tiêu thụ rất chậm, cuối vụ rau bị già nên hiệu quả kinh tế rất thấp

◦ Rau cải củ được trồng là loại có chất lượng cao, tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật cao. Đây là loại cải của có thể cho sản lượng lớn nếu trồng đúng quy trình. Do làm đất chưa tốt (cuốc nông, đất không mịn) lại gieo dày, không tỉa đúng thời điểm nên củ không phát triển. Sau đó bị nhậy phá hoại nên hầu như không phát triển được. Một số rất ít thu hoạch được, người tiêu dùng đều xác nhận củ cải ngọt, thơm, chất lượng tốt.

◦ Bí ngồi là loại rau có thể trồng với diện tích lớn theo quy trình công nghiệp. Tuy nhiên do phổ biến của cán bộ kỹ thuật chưa đến nơi, đến chốn nên người dân lúng túng, trồng và chăm sóc không đúng kỹ thuật nên không cho thu hoạch.

● Dù đã rất cố gắng nhưng không phải lúc nào các cán bộ dự án cũng có thể cùng làm, cùng bàn với người dân, việc Kỹ sư Nông nghiệp Vũ Thị Út không có điều

Một phần của tài liệu Trồng rau đảm bảo an toàn không những giữ được cái tâm trong của người trồng rau là đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như việc đảm bảo sức khỏe cho người trồng không phải tiếp x� (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w