Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại hố

Một phần của tài liệu Lý luận cơ bản về ngân hàng và luật ngân hàng (Trang 54 - 57)

1. Các cơ quan quản lý Nhà nước về ngoại hối, thẩm quyền và đối tượng quản lý ngoại hối. a/ Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý ngoại hối:

Điều 2 Nghị định 63/CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối.

- Chính phủ: là cơ quan có thẩm quyền chung, chịu trách nhiệm trước quốc hội khi thực hiện vai trò thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Hoạt động ngoại hối là các hoạt động đầu tư, vay, cho vay, bảo lãnh, mua, bán và các giao dịch khác về ngoại hối).

Chính phủ phân cấp cho Ngân hàng Nhà nước và các bộ có liên quan khi thực hiện hành vi quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chức năng của Chính phủ, được Chính phủ trao quyền trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và quốc hội. Đồng thời trực tiếp tham gia vào các giao dịch ngoại hối nhằm điều hành chính sách tiền tệ quốc gia (Điều 37,38 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước thiết lập dự trử ngoại hối Nhà nước và thanh toán quốc tế. Mua bán và thực hiện các giao dịch khác với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế. Sử dụng các mục đích khác khi được phép của Thủ tướng Chính phủ.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố thuộc trung ương có thẩm quyền quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

b/ Đối tượng quản lý Nhà nước về ngoại hối:

Điều 1 Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có ngoại hối và hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt nam hay ở nước ngoài.

- Các tổ chức cá nhân nước ngoài có ngoại hối và hoạt động ngoại hối tại Việt Nam. Hai đặc điểm cơ bản để xác định đối tượng chịu sự quản lý Nhà nước về ngoại hối: - Có sở hữu, quản lý, sử dụng ngoại hối hoặc có hoạt động ngoại hối.

- Diễn ra trên lãnh thổ Việt nam và ở nước ngoài(đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam)hoặc diễn ra tại Việt Nam (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài).

2. Các chế độ quản lý Nhà nước về ngoại hối

Có hai loại ngoại hối: ngoại tệ và vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Việc quản lý Nhà nước đối với ngoại tệ được quy định như sau:(chương II,III,IV,V từ điều 5 đến điều 30 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Quy định về quản lý quý kim (Vàng tiêu chuẩn quốc tế) quy định tại chương VI từ điều 31 đến điều 33. Chế độ quản lý Nhà nước có thể phân làm hai bộ phận: chế độ quản lý Nhà nước về ngoại tệ và chế độ quản lý Nhà nước về kim loại quý.

a. Chế độ quản lý Nhà nước về ngoại tệ:

Ngoại tệ là danh từ dùng để chỉ các loại tiền nước ngoài: ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở Ngân hàng, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ.

Phải kiểm soát thị trường ngoại tệ thông qua việc Nhà nước đứng ra tổ chức và điều hành thị trường ngoại tệ thông qua việc ban hành luật lệ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các luật lệ đó.

* Đối với người cư trú là tổ chức:

Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và văn bản hướng dẫn theo khoản 2 điều 4 mọi tổ chức là người cư trú có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

- Quyền được sở hữu ngoại tệ có nguồn góc hợp pháp từ các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn hay bất kỳ giao dịch hợp pháp nào với tư cách là chủ sở hữu.

Tuy nhiên do lượng người cư trú nhiều nên có những quy định nhằm hạn chế sử dụng ngoại tệ như bắt buộc phải gửi toàn bộ số ngoại tệ thu được từ các giao dịch hợp pháp vào tài khoản ngoại tệ đã mở tại Ngân hàng ngay sau khi chuyển ngoại tệ về Việt Nam hoặc buộc phải bán tất cả hoặc một phần ngoại tệ thu được từ các giao dịch vãng lai cho các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam sau 15 ngày làm việc kể tù khi ngoại tệ được chuyển vào tài khoản.

- Quyền mở tài khoản ở trong nước tại các Ngân hàng được phép hoặc sử dụng ngoại tệ trên tài khoản này vào các mục đích như:

1. Thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài.

2. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức, cá nhân trong nước được phép thu ngoại tệ. 3. Trả nợ tiền vay ở trong nước bằng ngoại tệ và trả nợ vay nước ngoài.

4. Đầu tư vào các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư vào chứng khoán.

5. Bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

6. Chuyển đổi ra các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài theo quy định của pháp luật.

7. Góp vốn đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc các dự án khác theo quy định của pháp luật;

8. Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác của pháp luật; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Chuyển ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam;

10. Rút ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản để chi cho các cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài; trả lương, thưởng và phụ cấp cho Người cư trú và Người không cư trú là người nước ngoài làm việc cho tổ chức đó.

Việc quy định quyền mở tài khoản ngoại tệ trong nước của Người cư trú là tổ chức tại các Ngân hàng được phép, có tác dụng để Nhà nước thực hiện mục tiêu quản lý và kiểm soát ngoại tệ trên thị trường, đồng thời góp phần thoã mãn nhu cầu sử dụng tài khoản để giao dịch của Người cư trú là tổ chức.

- Quyền mở tài khoản ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt nam và pháp luật nước sở tại để thực hiện các giao dịch ở nước ngoài.

Điều 9 Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối quy định: Người cư trú là tổ chức chỉ được phép mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài khi có các điều kiện phù hợp với như cầu giao dịch và chức năng hoạt động của tổ chức đó quy định tại điều 9 khoản 1, khoản 2 Nghị định số 63/1998/NĐ-CP.

- Nghĩa vụ gửi ngoại tệ thu được từ các giao dịch hợp pháp vào tài khoản ngoại tệ đã mở tại Ngân hàng được phép trong nước.

- Nghĩa vụ bán ngoại tệ thu được từ các giao dịch vãng lai cho các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ được ghi “có” vào tài khoản tiền gửi.

Tỷ lệ 80% số ngoại tệ thu được từ giao dịch vãng lai đối với tổ chức kinh tế quy định tại Điểm 1 mục II thông tư 08/98/TT-NHNN7 ngày 30/09/98.

Tỷ lệ 100% số ngoại tệ đối với các tổ chức phi lợi nhuận theo quy định Điểm 2 mục II TT 08/1998/ TT - NHNN7.

Thông tư 08 quy định những trường hợp người cư trú là tổ chức không phải thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ.

1. Các nguồn thu từ tài trợ, viện trợ nhân đạo theo hiệp định hay thoả thuận với nước ngoài. 2. Các khoản thu của bên nhạn uỷ thác xuất khẩu theo hợp đồng uỷ thác xuất khẩu.

3. Các khoản thu từ tạm nhập tái xuất theo các hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài.

4. Các khoản đặt cọc, ký quỹ, ứng trước của người không cư trú hay các khoản thu hộ cho người không cư trú.

5. Các khoản thu được từ giao dịch vốn.

- Quyền mua ngoại tệ tại các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối ở Việt Nam.

Ngoài ra, pháp luật quy định hoạt đông ngoại hối của các tổ chức tín dụng quy định tại chương V, Điều 21 - Điều 30 NĐ 63/1998/NĐ - CP 17/08/98.

* Đối với người cư trú là cá nhân: rộng quyền hơn.

- Quyền được sở hữu không hạn chế đối với ngoại tệ.

- Quyền mở tài khoản ngoại tệ: tại các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối theo pháp luật Việt Nam và được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản vào các mục đích sau:

1. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở nước ngoài;

2. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở trong nước được phép thu ngoại tệ; II. Chuyển ra nước ngoài cho các mục đích được nêu tại Điều 14 của Nghị định 63/1998/ NĐ - CP, ngày 17/08/1998;

III. Bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối;

IV. Rút ngoại tệ tiền mặt để sử dụng cho các nhu cầu hợp pháp của cá nhân;

V. Đầu tư vào các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được phát hành tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

VI. Chuyển đổi ra các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài theo tỷ giá hối đoái phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nứơc;

VII. Cho tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật;

Ngoài ra, khoản 4 Điều 9 Nghị định 63 ngày 17/08/1998 tại thời điểm ở nước ngoài có quyền mở và sử dụng ngoại tệ ở nước sở tại theo pháp luật nước sở tại. Khi hết thời hạn phải đóng tài khoản và chuyển toàn bộ số dư về nước.

- Quyền được mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để cất giữ hay thoã mãn các nhu cầu cá nhân. - Quyền được mang ngoại tệ theo người khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nếu mang vượt quá mức thì làm thủ tục khai báo với hải quan cửa khẩu ( + giấy phép của Ngân hàng Nhà nước đối với trường hợp cá nhân)

* Đối với người không cư trú: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quyền sở hữu đối ngoại tệ có nguồn gốc hợp pháp đối với các giao dịch thực hiện tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài.

- Quyền mở tài khoản ngoại tệ tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam là được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản vào các mục đích sau:

1. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài;

2. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức, cá nhân ở trong nước được phép thu ngoại tệ; 3. Bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối;

4. Chuyển đổi ra các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài theo quy định của pháp luật; 5. Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài;

6. Rút ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản để chi cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài; trả lương, thưởng, phụ cấp cho Người cư trú và Người không cư trú là người nước ngoài làm việc cho tổ chức là người không cư trú;

8. Chuyển sang tài khoản ngoại tệ của Người không cư trú khác;

9. Cho tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài.

Ngoài ra, việc mở tài khoản bằng VNĐ tại Ngân hàng ở Việt nam nhằm thực hiện các mục đích sau: 1. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân ở trong nước;

2. Mua ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; 3. Rút tiền mặt đồng Việt Nam để chi tiêu tại Việt Nam;

4. Chuyển tiền sang tài khoản đồng Việt Nam của Người cư trú và Người không cư trú khác; 5. Cho tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật.

- Quyền mua ngoại tệ.

- Quyền được mang ngoại tệ theo người khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam. b. Chế độ quản lý Nhà nước đối với vàng tiêu chuẩn quốc tế:

(*) Thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với vàng tiêu chuẩn quốc tế:

Điều 31 Nghị định 63/1998/ NĐ- CP ngày 17/8/1998. Ngân hàng có quyền:

1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền các dự án pháp luật về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế.

2. Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế trong nước và nước ngoài cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng.

3. Tổ chức và điều hành thị trường vàng tiêu chuẩn quốc tế ở trong nước.

4. Cấp và thu hồi giấy phép xuất nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng.

5. Kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế của tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng.

6. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế. 7. Thực hiện việc mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường trong nước, xuất nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch vàng tiêu chuẩn quốc tế khác theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế theo quy định của pháp luật.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh thành phố thực hiện trong phạm vi địa bàn quản lý của mình. Các nhiệm vụ quyền hạn quy định như trên trừ việc xây dựng và trình dự án luật, văn bản quy phạm pháp luật.

(*) Quyền sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế của tổ chức, cá nhân là người cư trú và người không cư trú. Pháp luật hiên hành Việt Nam không quy định về giới hạn tối đa số kim loại quý mà tổ chức, cá nhân có thể sở hữu.

* Quyền sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế của Ngân hàng Nhà nước: Với tư cách là cơ quan quản lý và là Ngân hàng trung ương:

-Thiết lập dự trử ngoại hối Nhà nước và thanh toán quốc tế.

-Mua, bán và thực hiện các giao dịch khác với các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu Lý luận cơ bản về ngân hàng và luật ngân hàng (Trang 54 - 57)