Tình hình kí kết hợp đồng gia công

Một phần của tài liệu Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 72 - 75)

II. Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty

1. Tổ chức hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty

2.4. Tình hình kí kết hợp đồng gia công

Bất kì một doanh nghiệp nào cũng mong muốn kí được nhiều hợp đồng nhất Tuy số lượng hợp đồng không phản ánh lượng doanh thu nhiều hay ít nhưng nó là cơ sở để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. May mặc là một ngành lâu đời vận dụng được lợi thế lao động của Việt Nam, chính vì thế trên toàn quốc, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là rất lớn và đa phần là hoạt động gia công. Chính vì vậy việc tìm kiếm đối tác để ký hợp đồng là một việc rất khó khăn do áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó công ty còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa khi phát hiện được cầu rồi thì không hẳn doanh nghiệp đã kí kết được hợp đồng ngay mà còn phải trải qua quá trình đàm phán, kiểm tra vệ sinh công nghiệp ngành may mặc. Quá trình đàm phán trước khi kí kết hợp đồng là rất quan trọng. Với hợp đồng gia công may mặc, đàm phán giúp cho bên gia công tránh hiện tượng bị ép giá, bên đặt gia công biết được đối tác của mình có đủ điều kiện để sản xuất không.

Số hợp đồng của công ty cổ phần May 10 nhận được qua 3 năm 2004 – 2006 đều tăng nhanh. Năm 2005 nhận được 25 hợp đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 6 hợp đồng, tương ứng với tăng 31,58%. Năm 2006 công ty nhận được 36 hợp đồng, tăng hơn năm 2005 11 hợp đồng, tức tăng 44%. Số hợp đồng tìm được ngày càng tăng chứng tỏ công tác tìm kiếm bạn hàng có hiệu

quả. Tuy nhiên, sang năm 2007, số hợp đồng công ty nhận được giảm xuống chỉ còn 30 hợp đồng, giảm xuống 6 hợp đồng so với năm 2006. Việc sụt giảm hợp đồng nhận được có nguyên nhân khách quan từ thị trường thế giới tác động, không phải do nội bộ công ty làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên công ty cũng cần có những chính sách hợp lý để thu hút khách hàng, xây dựng được quan hệ bạn hàng truyền thống. Đây là điều kiện cần thiết để công ty tiếp tục phát triển đi lên.

Số hợp đồng xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số hợp đồng mà công ty nhận được. Điều này phù hợp với tình hình sản xuất của công ty chủ yếu may xuất khẩu. Điều này cũng phù hợp với tình hình sản xuất hàng may mặc Việt Nam bởi nước ta có lợi thế về ngành may nên được các bạn hàng nước ngoài khai thác lợi thế đó.

Tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng lên qua các năm nhưng giá trị bình quân một hợp đồng lại có xu hướng giảm xuống từ 17,832 tỷ năm 2004 xuống còn 13,694 tỷ đồng năm 2007. Tuy giá trị một hợp đồng giảm xuống nhưng số hợp đồng nhận được lại tăng lên đáng kể nên tổng doanh thu từ xuất khẩu vẫn tăng. Tuy nhiên, với nhiều hợp đồng có

giá trị nhỏ thì công ty sẽ phải chịu thêm một khoản chi phí trong việc tìm kiếm mối hàng so với nhận những hợp đồng lớn.

Nhìn chung công ty cổ phần May 10 đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc tìm kiếm bạn hàng và kí kết các hợp đồng quốc tế. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng tạo được uy tín với bạn hàng trên thị trường quốc tế. Trong 4 năm công ty không có một hợp đồng nào bị hủy bỏ. Đây là một điểm mạnh mà công ty cần phát huy.

Bảng 8: Tình hình thực hiện hợp đồng của công ty cổ phần May 10 qua các năm 2004 – 2007 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2005/2004 2006/2005 2007/2006 +/- % +/- % +/- % Tổng số hợp đồng SHĐ 19 25 36 30 6 31,58 11 44 -6 -16,67 Hợp đồng xuất khẩu SHĐ 15 19 27 24 4 26,67 8 42.11 -3 -11,11 Tổng giá trị hợp đồng XK Tỷ đồng 267,478 327,108 374,907 328,660 59,630 22,29 47,799 14.61 -46,247 -12,34 Giá trị bình quân một HĐ XK Tỷ đồng 17,832 17,216 13,885 13,694 -0,615 -3,4 -0,333 -19.35 -0,191 -1,38

Một phần của tài liệu Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w