Đánh giá hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần May

Một phần của tài liệu Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 85)

phần May 10

1. Điểm mạnh

Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp với bề dày truyền thống, phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của ngành dệt may nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bắt đầu thực hiện gia công hàng may mặc xuất khẩu từ năm 1990, hoạt động này đã chiếm phần lớn doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty, là hoạt động mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để có được những thành quả như vậy, công ty đã biết phát huy những điểm mạnh của mình, giành được những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành. Các điểm mạnh đó là:

1.1 Xây dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài đối với nhiều bạn hàng quốc tế tế

Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu không chỉ góp phần làm tăng doanh thu của công ty mà bên cạnh đó, hoạt động này còn mang lại nhiều bạn hàng quốc tế cho công ty. Hiện nay, công ty đã có những bạn hàng ở trên khắp các châu lục trên thế giới, có thể kể ra như: Miles, Handelsgesellschaft, International MHB, New M, Supreme, Seidensticker, Target, K – Mart, … của thị trường châu Âu, Itochu Corp ở thị trường Nhật Bản, Prominent Apparent Ltd, Seidensticker, K-Mart, Resourses Vietnam, Fishman and Tobin,… tại thị trường Mỹ. Đây là 3 thị trường lớn nhất thế giới mà công ty đã có những bạn hàng truyền thống. Bên cạnh đó còn có các bạn hàng Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc. Những khách hàng này chính là những bạn hàng đặt những đơn đặt hàng lớn, đem lại doanh thu lớn cho May 10.

1.2 Dây chuyền công nghệ hiện đại

Đầu tư vào day chuyền công nghệ là một việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành nếu không muốn doanh nghiệp mình ngày càng lạc hậu và có năng suất lao động thấp. Với chủ trương “đầu tư chiều sâu – đổi mới công nghệ - kết hợp đầu tư mở rộng và đầu tư mới”, hiện nay, May 10 có một dàn các máy móc thiết bị theo hướng công nghệ hiện đại và tăng năng suất gấp đôi đến gấp 3 so với các thiết bị trước đây như: máy ép quần của xí nghiệp Veston 2, máy vắt sổ hai đầu ở xí nghiệp Hưng Hà, máy chuyên dụng tại các xí nghiệp may sơ mi, quần âu,… Đa số hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty đều được nhập khẩu từ Nhật, Đức, Mỹ,… với trình độ kĩ thuật hiện đại như máy may 1 kim tự động JUKI có bộ phận điều khiển bằng mạch IC, tự động cắt chỉ, lại mũi may theo chương trình định sẵn, máy là thân, máy thiết kế và vẽ tự động,… Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư

các phần mềm tiên tiến giúp cho quản lý như: công tác quản lý nhân sự, tiền lương, mã số mã vạch, quản lý công nghệ. Nhờ những thiết bị công nghệ hiện đại và các phần mềm quản lý tiên tiến, công ty đã tăng năng suất lao động, đồng thời tăng được chất lượng sản phẩm, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của khách hàng.

1.3 Công ty đã áp dụng đồng bộ ba hệ thống quản lý

Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, công ty còn nhận thấy việc đảm bảo môi trường sản xuất an toàn cho người lao động cũng là một trong những mục tiêu mà công ty cần phải hướng tới. Công ty May 10 là doanh nghiệp đi đầu trong quản lý chất lượng sản phẩm từ công ty đến các xí nghiệp thành viên theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000 và thực hiện quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000, được tổ chức BVQI của Vương quốc Anh đánh giá thẩm định và cấp chứng chỉ. Công ty cũng đã áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội DA 8000 trong toàn doanh nghiệp. May 10 là một trong những công ty đầu tiên của ngành may Việt Nam xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện đồng bộ cả ba tiêu chuẩn quan trọng này, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng sản phẩm đối với các thị trường có sức mua lớn nhất trên thế giới.

1.4 Đạt chất lượng cao về sản phẩm

Điểm mạnh của công ty cổ phần May 10 trong lõnh vực gia công hàng may mặc xuất khẩu không chỉ ở có những bạn hàng truyền thống, ở hệ thống máy móc thiết bị hiện đại,… mà còn ở chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Có thể nói, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất. Đối với công ty May 10, đây là một điểm mạnh mà không phải doanh nghiệp may gia công nào cũng đạt được. Công tý có thể sản xuất được mặt hàng đạt chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của bên đặt hàng. Để sản xuất ra được sản

phẩm đạt chất lượng, công ty đã chú ý đầu tư đổi mới trang thiết bị, bên cạnh đó còn chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao.

Trước khi được vào sản xuất tại phân xưởng, các công nhân của công ty đã được đào tạo, học nghề tại Trường công nhân kĩ thuật may thời trang của công ty. Trong trường luôn tổ chức các lớp học ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho các công nhân trong phân xưởng. Bên cạnh việc học việc, công ty còn tổ chức các kì thi nâng bậc cho công nhân, tổ chức đào tạo lại công nhân, mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ cho các tổ trưởng sản xuất, trưởng ca các xí nghiệp,…

Xét theo quy trình sản xuất thì chất lượng các sản phẩm công ty sản xuất ra luôn được quan tâm hàng đầu. Nguyên vật liệu công ty nhập về được phân loại và bảo quản trong kho. Kho thành phẩm và kho nguyên liệu của công ty luôn đạt chất lượng về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Mỗi lần nhập hàng vào kho đều có các nhân viên phòng QA kiểm tra các thông số kĩ thuật của kho. Trong quá trình bảo quản luôn có các cán bộ kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hàng hóa luôn được bảo quản tốt. Do có sự kiểm tra thường xuyên nên sản phẩm xuất khẩu của công ty cũng như các nguyên vật liệu đầu vào luôn đạt chất lượng cao. Các hàng xuất khẩu của công ty luôn được phòng kỹ thuật kiểm tra các thông số kĩ thuật trước khi xuất hàng cho khách. Tại các phân xưởng sản xuất, cứ mỗi công đoạn sản xuất lại có nhân viên kiểm hóa kiểm tra để loại ra các sản phẩm hỏng, vì vậy các sản phẩm công ty sản xuất ra luôn đạt chất lượng cao, đồng bộ. Các trường hợp sai, hỏng luôn được công ty kiểm tra, tìm rõ nguyên nhân để khắc phục kịp thời.

2. Điểm yếu

2.1 Hạn chế trong nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng

Thị trường và bạn hàng là hai nhân tố quyết định tới doanh thu của bất kì một doanh nghiệp nào. Đối với công ty cổ phần May 10, hoạt động nghiên

cứu thị trường và tìm kiếm đối tác chưa trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục. Ban Marketing của công ty hầu như chỉ hoạt động nhằm tìm kiếm các đối tác đặt gia công chứ chưa nhằm mục đích đánh giá, dự báo những biến động của thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên phụ liệu. Công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa chủ động trong việc tìm kiếm đối tác mà chủ yếu các bạn hàng tìm tới công ty đặt hàng. Công tác nghiên cứu cũng như dự báo còn yếu chủ yếu do các cán bộ phòng Marketing còn yếu, chưa từng thực hiện những kế hoạch dự báo cụ thể nên chưa có kinh nghiệm. Đây là một điểm yếu cần được công ty khắc phục nhanh chóng, nhằm tìm kiếm thêm đối tác cũng như dự báo nhu cầu thị trường để phục vụ cho yêu cầu sản xuất của công ty.

2.2 Chưa hoàn toàn chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu mà còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp của nước ngoài phụ thuộc vào nguồn cung cấp của nước ngoài

Trong hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu thì nguyên vật liệu chủ yếu do bên đặt gia công cung cấp hoặc chỉ định mua. Nguyên nhân của việc đó là do công ty chưa xây dựng được một hệ thống cung cấp nguyên phụ liệu với số lượng lớn và đầy đủ, chất lượng chưa được đảm bảo, giá lại cao nên chưa tạo dựng được lòng tin của bên đặt gia công. Bên cạnh đó, ngành dệt trong nước chưa phát triển tương xứng với ngành may nên việc cung cấp vải và nguyên phụ liệu gặp nhiều hạn chế. Đây là một khó khăn rất lớn cho công ty. Việc công ty chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho hoạt động gia công, mặt khác lại tạo ra thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng nguyên phụ liệu trong nước, không phải nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến bị bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3 Công ty chỉ xuất khẩu theo điều kiện FOB

Đây không phải là điểm yếu của riêng công ty May 10 mà là điểm yếu của hầu hết các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam. Xuất khẩu theo điều kiện

FOB giá trị gia tăng không cao, công ty không giành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm nên giá xuất cũng thấp hơn. Tuy xuất khẩu theo điều kiện FOB đơn giản và nhanh chóng hơn nhưng ít mang lại giá trị cho nền kinh tế đất nước.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 I. Cơ sở đề xuất giải pháp

1. Một số nét về ngành may mặc Việt Nam

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn có lịch sử lâu đời, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Từ năm 1995 tới nay, với những lợi thế so sánh về lao động, chi phí, hàng dệt may Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Giá trị hàng dệt may xuất khẩu tăng nhanh, từ 4,32 tỷ USD năm 2004 lên 7,7 tỷ USD năm 2007, qua mặt dầu thô, trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm. Trong lĩnh vực may mặc, Việt Nam đang đứng trong top 10 nước sản xuất hàng may mặc lớn nhất thế giới.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may là thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU, trong đó, thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu dệt may luôn chiếm từ 50 – 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, với thị trường này hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam luôn gặp những khó khăn trong luật pháp. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang bị Mỹ áp dụng chế độ giám sát hàng dệt may của Việt Nam để kiểm tra xem hàng Việt Nam có bán phá giá vào thị trường Mỹ hay không. Tuy chỉ đặt chế độ giám sát và 6 tháng đánh giá một lần nhưng đã gây ra không ít khó khăn cho xuất khẩu may mặc vào thị trường này vì các bạn hàng lo sợ về những bất ổn về giá nên các đơn hàng đã giảm đi đáng kể. Tuy vậy với sự chỉ đạo của bộ Công Thương, các doanh nghiệp dệt may nước ta đang cố gắng vượt qua những khó khăn để tiến sâu hơn vào thị trường đầy tiềm năng này.

Một thị trường nữa của xuất khẩu dệt may là thị trường EU. Hiện nay, dệt may Việt Nam cũng chỉ chiếm chưa đầy 1% thị phần châu lục. Tuy nhiên, với thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với việc vào năm 2008, EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với Trung Quốc, nên các quốc gia xuất khẩu dệt may sang thị trường EU trong đó có Việt Nam, sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc EU bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Trung Quốc, đồng thời áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU, sẽ tác động đáng kể đến hàng dệt may Việt Nam xuất sang EU, bởi Trung Quốc có năng lực cạnh tranh rất lớn do chủ động được nguyên liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa.

Thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính với các mặt hàng. Mặt hàng dệt may cũng không phải là ngoại lệ. Xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu về kĩ thuật và môi trường rất khắt khe mà ít có doanh nghiệp nào có thể đáp ứng được. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp.

Dệt may Việt Nam hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 1% thị phần tại thị trường EU, gần 4% thị phần tại thị trường Mỹ, 3% tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì chỉ có khoảng 30% sản phẩm là sản phẩm xuất khẩu trực tiếp, còn lại là đặt hàng gia công. Điều này cho thấy gia công hàng xuất khẩu vẫn là hình thức chủ yếu của xuất khẩu hàng dệt may nước ta. Tuy gia công là phương thức chủ yếu trong sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam nhưng trong tương lai, các doanh nghiệp và Nhà nước cần có những chiến lược cụ thể để phát triển xuất khẩu may mặc trực tiếp bởi gia công sẽ làm giảm hiệu quả thực sự của hoạt động xuất khẩu.

2. Định hướng phát triển của ngành may mặc Việt Nam

Ngành may mặc là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàng năm mang lại rất nhiều việc làm cho xã hội, thu được nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Chính vì vậy mà việc đề ra phương hướng cho ngành may mặc Việt Nam là điều rất cần thiết. Nhận thức rõ được tầm quan trọng đó, quan điểm phát triển ngành công nghiệp Dệt may của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, quyết định số 36/2008/QĐ-Ttg như sau:

• Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho ngành tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững, khắc phục các yếu điểm như thương hiệu, mẫu mã, công nghiệp phụ trợ,…

• Lấy xuất khẩu làm mục tiêu phát triển cho công nghiệp của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa, tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành. • Phát triển ngành dệt may gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch

chuyển lao động nông nghiệp nông thôn.

• Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành dệt may, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư vào ngành, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào đầu tư các lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

• Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành, trong đó chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ công nhân lành nghề, chuyên sâu.

Trên cơ sở quan điểm đưa ra, các mục tiêu của ngành đặt ra như sau: • Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới

Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008 – 2010

Giai đoạn 2011 – 2020

Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 – 18% 12 – 14%

Một phần của tài liệu Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w