hàng thu thập giá
Nhóm - mặt hàng cơ sở là nhóm hàng hoặc mặt hàng chung có khả năng mang một quyền số (quyền số là giá trị kim ngạch hoặc tỷ trọng về giá trị kim ngạch xuất khẩu (đối với mặt hàng xuất khẩu) và/ hoặc kim ngạch nhập khẩu (đối với mặt hàng nhập khẩu) ở thời kỳ gốc khi thiết kế dàn mẫu điều tra.
Ví dụ một số nhóm - mặt hàng cơ sở đã chọn theo Danh mục sản phẩm trung tâm (VCPC) mã 5 số cho chỉ số giá xuất nhập khẩu giai đoạn năm 2001 - 2005.
Mặt hàng (chủng loại mặt hàng) lấy giá trong điều tra giá xuất khẩu hoặc giá nhập khẩu là mặt hàng gắn liền các điều kiện giá cả của nó nh− khi hai bên ký kết hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
A. Cách chọn mẫu nhóm - mặt hàng cơ sở:
(a) Các tiêu thức đặt ra cho chọn mẫu chủ định:
- Nhóm - mặt hàng có tỷ trọng về giá trị kim ngạch xuất khẩu hoặc nhập khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch chung;
- Nhóm - mặt hàng có tính ổn định (tồn tại) lâu dài trong quá trình xuất nhập khẩu; - Nhóm mặt hàng có tính sử dụng phổ biến cho nền kinh tế quốc dân;
- Các nhóm mặt hàng không thuộc phạm vi tính chỉ số nh−: hàng quốc phòng (súng, đạn, xe tăng...); tàu thuỷ (kể cả tàu thuyền), máy bay (kể cả vật bay), tàu hoả và phụ tùng của nó, vàng, đá quý các loại (trừ đồ trang sức); tiền giấy, phần mềm máy tính điện thoại, bản vẽ, thiết kế, sách báo tạp chí các loại,... và những giá trị
của những nhóm này không đem vào kim ngạch xuất nhập khẩu khi tính quyền số. - Cuối cùng là tổng kim ngạch xuất khẩu hoặc nhập khẩu mà các nhóm - mặt hàng đại diện đ−ợc chọn phải đạt trên 85% tổng kim ngạch trong phạm vi tính chỉ số.
(b) Cách chọn:
Từ các tiêu thức trên, trên cơ sở dàn mẫu tổng thể theo phân tổ hàng hoá HS mã 6 số đã đ−ợc chuẩn bị (nh− trên), tính thêm cột tỷ trọng của các nhóm - mặt hàng mã 6 số, sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần, và rút ra những nhóm thoả mãn các tiêu chí trên, và rút ra nh− vậy cho đến khi thoả mãn dàn mẫu đại diện đạt 85% tổng kim ngạch chung và không còn mặt hàng nào thoả mãn các điều kiện đó nữa là đ−a ra thành một dàn mẫu đại diện nhóm - mặt hàng cơ sở. ở đây, nhóm có tỷ trọng lớn nhất có thể ch−a phải là nhóm đ−ợc chọn vì nó kết hợp với các tiêu thức sau đó mà nó không thoả mãn.
Ví dụ dự kiến dàn mẫu nhóm - mặt hàng cơ sở của chỉ số giá xuất khẩu giai đoạn năm 2006-2010 sẽ là nhóm theo phân tổ HS mã 6 số.
B. Cách chọn mẫu mặt hàng lấy giá:
Chọn mẫu mặt hàng lấy giá thực hiện qua hai cấp: Cấp trung −ơng (tại Tổng cục Thống kê) và cấp doanh nghiệp xuất nhập khẩu (thông qua các cơ quan thống kê cấp tỉnh/thành phố).
(a) Tại cấp trung −ơng:
Mặt hàng lấy giá chọn theo các chỉ tiêu sau:
- Nằm trong nhóm - mặt hàng đại diện đã đ−ợc chọn, ít nhất có một mặt hàng lấy giá,
- Có tỷ trọng kim ngạch lớn nhất trong nhóm - mặt hàng đại diện,
- Có độ tần suất về xuất khẩu hoặc nhập khẩu diễn ra hàng tháng, quý hoặc năm cao nhất,
- Có tính phổ biến nhất về xuất khẩu hoặc nhập khẩu, và
- Tổng tỷ trọng mặt hàng lấy giá đại diện chiếm trên 65% giá trị kim ngạch của nhóm - mặt hàng đại diện.
(b) Tại cấp doanh nghiệp đại diện: Mặt hàng lấy giá chọn với các tiêu thức: - Tên cụ thể;
- Chất l−ợng (cỡ, mã hiệu, loại, tiêu chuẩn chất l−ợng, bao bì, đóng gói, hãng sản xuất,...);
- N−ớc xuất tới hoặc n−ớc nhập từ;
- Loại giá (quy về giá FOB hoặc CIF, CF) cho một doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các thông số này sẽ đ−ợc thể hiện trong Biểu điều tra giá xuất - nhập khẩu áp dụng cho doanh nghiệp.
(c) Cách chọn:
Dựa trên dàn mẫu tổng thể theo phân tổ HS mã 8 số, kết hợp với dàn mẫu nhóm - mặt hàng đại diện đã chọn ở trên, chọn ra một dàn mẫu tổng thể mới của mặt hàng lấy giá gồm mã 6 số và mã 8 số, từ đó chọn ra những mặt hàng có mã HS 8 số đại diện cho nhóm - mặt hàng mã 6 số.
Sau đó trên cơ sở dàn mẫu mặt hàng đại diện mã 8 số, tiến hành chọn mẫu doanh nghiệp đại diện tiếp theo.