Hiện nay cà phê là một lọai thức uống phổ biến và được ưa chuộng tại quốc gia trên thế giới. Cà phê nhân là nguyên liệu chính, cộng thêm một số chất phụ gia trải qua quá trình chế biến sẽ thành cà phê thành phẩm ( như: cà phệ bột, hòa tan,…), đựợc dùng làm thức uống. Cà phê nhân hiện là một mặt hàng nông sản có giá trị cao, và là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới, như: Brazil, Colombia, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia,….
Cà phê có 3 dòng chính là cà phê Chè, cà phê Vối và cà phê Mít, mỗi dòng cà phê cho một loại nhân có đặc điểm riêng biệt và giá trị khác nhau.
- Cà phê Chè ( Coffea Arabica): quả hình bầu dục, một quả có hai nhân, vỏ lụa có ánh xanh bạc, hương vị thơm ngon, hàm lượng cafein trong hạt khoảng 1- 2%. Nhân cà phê Chè cho giá trị cao nhất trong ba dòng. Cà phê Chè được trồng nhiều ở Brazil, Colombia, Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Ấn Độ,…
- Cà phê Vối ( Coffea Robusta) : Quả hình tròn, một quả thường cho hai nhân, nhân nhỏ hơn cà phê Chè, vỏ lụa ánh nâu bạc, hàm lượng cafein chứa trong hạt khoảng 2- 4%. Cà phê Vối có giá trị không cao bằng cà phê Chè. Dòng cà phê này được trồng nhiều ở Việt Nam, Indonesia, Uganda, Brazil,… - Cà phê Mit (Coffea Excelsa hay còn gọi là cà phê Chari): Quả và nhân to,
như dòng cà phê Chè và Vối. Nhân cà phê Mít có vị chua, thường được trộn vào với cà phê Vối, Chè khi rang xay để tạo hương vị.
Tiêu chuẩn chất lượng cà phê nhân được đánh giá dựa vào nhiều tiêu chí, như: ẩm độ (%), tạp chất ( %), hạt đen vỡ (%), tổng lỗi trên 300g. Trên thgế giới, từ năm 2004, Hội đồng Cà phê Quốc tế đã qui định: cà phê Chè ( Arabica) không được quá 86 lỗi trong 1 mẫu 300g; cà phê Vối ( Robusta) không được quá 150 lỗi trên 1 mẫu 300g. Hai loại cà phê này phải có hàm lượng ẩm không quá 12,5% và không dưới 8%, đo theo phương pháp ISO 6673. Tại Việt Nam, nhiều tiêu chuẩn chất lượng cà phê nhân đã được đưa ra và gần đây nhất là tiêu chuẩn TCVN: 2005, hệ thống tiêu chuẩn này bám sát theo tiêu chuẩn của hội đồng Cà phê Quốc tế. ( Xem thêm Phụ lục 1)