Mục tiêu, cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh đăk lăk vào thị trường đức và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015.doc (Trang 58 - 59)

T ỉnh Đăk Lăk được biết đến là nơi sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Từ sau năm 1986, ngành cà phê của tỉnh đã có những bước tiến dài nhờ thâm canh sản xuất và những chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước, và tới nay cà phê đã trở thành sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh và Việt Nam. Hàng năm, ngành cà phê thu về hơn 500 triệu USD cho tỉnh Đăk Lăk và hơn 1 tỷ USD cho Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận nêu trên, ngành cà phê của tỉnh Đăk Lăk còn nhiều mặt tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. Những bất cập chủ yếu là về chất lượng cà phê nhân, trình độ nguồn nhân lực hoạt động trong ngành và thương hiệu của cà phê Đăk Lăk. Những vấn đề này đã và đang kìm hãm sự phát triển ngành cà phê. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ lớn, khả năng dư báo thị trường tốt đã và sẽ đầu tư xây dựng các nhà máy tại các vùng cà phê trọng điểm trong tỉnh và thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân sản xuất cà phê, điều này khiến cho việc cạnh tranh mua hàng nguyên liệu trong tỉnh diễn ra gay gắt hơn.

Chính vì vậy, tại hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2008- 2009 Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã xác định rõ: ngay từ bây giờ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân trên địa bàn tỉnh phải cùng phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu và đưa ra những định hướng chiến lược và những giải pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh và đưa ngành cà phê phát triển đúng với khả năng và tiềm lực của tỉnh Đăk Lăk.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh đăk lăk vào thị trường đức và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015.doc (Trang 58 - 59)