Quan điểm của các n−ớc ASEAN và thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược phát triển một trục hai cánh nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.pdf (Trang 40 - 43)

Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, hợp tác GMS và hợp tác theo hành lang kinh tế Nam Ninh- Singapore cũng từng b−ớc đạt đ−ợc nhận thức chung của các n−ớc ASEAN. Tuy nhiên còn rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về phản ứng của các n−ớc liên quan đối với sáng kiến này của Trung Quốc.

Một mặt, qua thăm dò tìm hiểu của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở n−ớc ngoài, đ−ợc biết các n−ớc đều ch−a vội đ−a ra phản ứng chính thức vì các n−ớc này coi đây mới chỉ là một ý t−ởng đ−a ra tại diễn đàn học thuật, mặt khác, rõ ràng n−ớc nào cũng cần thời gian nghiên cứu kỹ. Hiện tại mới chỉ có một học giả Singapore là có phản ứng rõ ràng khi phát biểu rằng hợp tác vịnh

Bắc Bộ là hợp tác giữa hai chủ thể gồm Việt Nam và Trung Quốc, còn các n−ớc khác chỉ đóng vai trò cùng tham gia.

Nh−ng mặt khác, các cơ quan phát ngôn của Trung Quốc lại cho rằng họ đã đạt đ−ợc sự ủng hộ của nhiều n−ớc trong ASEAN.

Tháng 10/2006, Thủ t−ớng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc gặp L−u

Kỳ Bảo ở Nam Ninh cho rằng: ý t−ởng mới về hợp tác kinh tế khu vực "Một

trục, Hai cánh" giữa Trung Quốc- ASEAN có ý nghĩa chiến l−ợc đối với việc thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Singapore hoàn toàn ủng hộ và sẽ nỗ lực thúc đẩy thực hiện ý t−ởng mới này. Singapore cho rằng cùng nhau xúc tiến hợp tác xuyên Vịnh Bắc Bộ phải bắt đầu từ việc tăng c−ờng hợp tác về công trình cơ sở giao thông, nối liền các đầu mối giao thông quan trọng với nhau. Nếu toàn bộ các tuyến đ−ờng bộ, đ−ờng sắt từ Nam Ninh đến các n−ớc ASEAN đ−ợc nối thông với nhau thì sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đồng thời còn phải lợi dụng có hiệu quả sự nối kết trên biển, phát huy đầy đủ vai trò của các cảng biển.

Tổng thống Philippin Arroyo ủng hộ hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, tán thành coi vận tải cảng, kết nối ngành nghề, phát triển du lịch, hỗ trợ tài chính ngân hàng và đầu t− mậu dịch là các lĩnh vực trọng điểm tiến hành hợp tác, và thực hiện đột phá từ mặt vận tải cảng, tác động đến sự hợp tác về các mặt khác. Tán thành thành lập nhóm chuyên gia xuyên quốc gia về hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, tiến hành nghiên cứu về hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, triển khai quy hoạch, thiết kế hạng mục, xây dựng cơ chế.

Thủ t−ớng Lào bày tỏ sự ủng hộ đề xuất và kiến nghị của Thủ t−ớng Ôn Gia Bảo về tích cực thăm dò hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, bởi vì việc hợp tác này sẽ mở rộng hơn nữa sự hợp tác giữa Trung Quốc với các n−ớc ASEAN, nhất là hợp tác về kinh tế. Kiến nghị này cũng sẽ có tác động tích cực đối với việc giải quyết vấn đề nghèo khó của Lào.

Đối với cộng đồng quốc tế, mặc dù chắc chắn rằng cũng còn rất nhiều quan điểm trái ng−ợc nhau về phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với sáng kiến Cực tăng tr−ởng mới ASEAN – Trung Quốc, song Việt Nam ch−a nhận đ−ợc ý kiến chính thức nào từ phía quốc tế ủng hộ hay phản đối chiến l−ợc này. Còn phía Trung Quốc thì luôn có bằng chứng (cho dù ch−a đ−ợc xác thực) về những sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với chiến l−ợc có “ý đồ” của họ. Theo phía Trung Quốc:

ý t−ởng về hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng đã nhận đ−ợc sự khẳng

định và ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Ng−ời đ−ợc giải Nobel về Kinh tế năm 1996 Moris chỉ ra rằng hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng sẽ thúc đẩy hơn nữa quá trình nhất thể hóa kinh tế khu vực. Nếu các bên hợp tác có thể

đạt đ−ợc nhận thức chung về các mặt vận chuyển, mậu dịch và tiến hành giao tiếp thật tốt, thì khu vực này trong 10 năm tới sẽ trở thành khu vực tăng tr−ởng phấn chấn lòng ng−ời nhất.

Một ng−ời đ−ợc giải Nobel về Kinh tế học khác Mendel cho rằng hành lang kinh tế Nam Ninh- Singapore là một sự mở đầu rất tốt. Ông đề nghị cần phải tăng mạnh đầu t− về mặt xây dựng đ−ờng xá, tăng c−ờng xây dựng cảng.

Phó Thống đốc Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) Greenwood bày tỏ

rằng ADB sẽ áp dụng ph−ơng thức có hiệu quả hơn để hỗ trợ hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, sẵn sàng đầu t− xây dựng đ−ờng sắt nối Nam Ninh với Singapore, thúc đẩy sự hình thành một trục hành lang kinh tế trong chiến l−ợc "Một trục, Hai cánh" của sự hợp tác khu vực Trung Quốc- ASEAN.

Phó Tổng Th− ký Ban Th− ký ASEAN Nicolas Dandi Damon (tên phiên âm từ chữ Hán) bày tỏ rằng Hợp tác Vịnh Bắc bộ mở rộng sẽ là bộ phận cấu thành quan trọng của hợp tác ASEAN- Trung Quốc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của FTA ASEAN- Trung Quốc. Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng khiến các n−ớc ASEAN phấn chấn, nhiều n−ớc đều nhìn thấy tiềm lực hợp tác to lớn do ý t−ởng này đem lại. Thời cơ đẩy nhanh hợp tác đã chín muồi, điều then chốt của b−ớc đi tiếp theo là xúc tiến hợp tác.

Chính vì còn có những quan điểm ch−a thống nhất, thậm chí trái ng−ợc nhau giữa các n−ớc ASEAN về Sáng kiến của Trung Quốc, nhất là đối với việc có nên mở rộng hợp tác Vịnh Bắc Bộ ra các n−ớc trong khu vực cách biển thuộc ASEAN hay không, nên về phía mình, Chính phủ các n−ớc thuộc ASEAN cũng cần thời gian nghiên cứu kỹ và đều không vội vàng đ−a ra phản ứng chính thức, cũng nh− ch−a có bất kỳ một tuyên bố chính thức nào tỏ rõ quan điểm ủng hộ hay không việc thực thi sáng kiến hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng trong chiến l−ợc Một trục hai cánh của Trung Quốc.

Ch−ơng II

Đánh giá tác động của việc thực hiện chiến l−ợc “Một trục hai cánh” đến quan hệ th−ơng

mại Việt Nam - Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược phát triển một trục hai cánh nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.pdf (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)