Vị trí của Việt Nam trong sáng kiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược phát triển một trục hai cánh nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.pdf (Trang 72 - 74)

Nh− đã nêu ở ch−ơng tr−ớc, chiến l−ợc phát triển Hai hành lang một

vành đai của Việt Nam chính là giai đoạn khởi đầu cho việc thực hiện chiến

l−ợc Một trục hai cánh của Trung Quốc. Do đó, vai trò của Hai hành lang một

vành đai sẽ rất quan trọng đối với việc thực hiện thành công chiến l−ợc Một trục hai cánh. Vai trò này của Hai hành lang một vành đai trong Một trục hai

cánh không phải do ý muốn chủ quan của một bên nào tạo ra, nó mang tính tất

yếu khách quan do vị thế địa – kinh tế của Việt Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) trong chiến l−ợc này hình thành.

Đối với Trung Quốc, Quảng Tây nằm giao điểm ở giữa các vành đai kinh tế Hoa Nam, Tây Nam và vành đai kinh tế ASEAN, liền kề với miền Đông, miền Tây của Trung Quốc, vừa sát bên sông, vừa sát bên biển, vị trí địa lý độc đáo, có −u thế rõ rệt về giao thông. Ngoài việc nối liền mạng giao thông trên bộ còn có một quần thể cảng biển gồm Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành, là tỉnh khu duy nhất của Trung Quốc vừa có biên giới đất liền, vừa có hành lang trên biển nối liền với các n−ớc ASEAN. Trong khuôn khổ hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng và đồng bằng sông Châu Giang mở rộng..., Quảng Tây có vị trí chiến l−ợc không thể thay thế đ−ợc.

Còn với Việt Nam, vị trí địa lý kinh tế Việt Nam quy định nó là cầu nối

Đông Nam á với Đông Bắc á, là cầu nối của Đông Nam á với Trung Quốc

trong khối kinh tế Trung Quốc – ASEAN (10+1). Việt Nam có vai trò ngày càng lớn trong ASEAN, là lực l−ợng thúc đẩy khối mậu dịch tự do ASEAN –

Trung Quốc h−ớng tới xây dựng cộng đồng kinh tế Đông á. Trên thực tiễn,

quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng ngày càng có sự hợp tác cùng phát triển. Việt Nam với Quảng Tây và Vân Nam Trung Quốc đã xây dựng đ−ợc mối quan hệ kinh tế khá mật thiết, Lào Cai với Hà Khẩu Vân Nam Trung Quốc, Lạng Sơn với Bằng T−ờng (Nam Ninh, Trung Quốc) đã xây dựng đ−ợc những quan hệ kinh tế ngày càng tốt đẹp. Hà Nội và Nam Ninh chắc chắn sẽ là điểm đến của ASEAN và thế giới, cùng tham gia thực hiện chiến l−ợc Một trục hai cánh.

Do vậy, Hai hành lang một vành đai nếu đ−ợc khai thác tốt sẽ tạo ra

địa bàn, cơ sở hạ tầng, tạo ra hệ thống thể chế chính sách hợp tác thúc đẩy Một

trục hai cánh phát triển, làm cho kế hoạch khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc phát triển thực chất và mạnh mẽ hơn, trong đó vai trò “cầu nối” của Việt Nam và Quảng Tây trong hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc đ−ợc tăng c−ờng rõ rệt.

D−ới góc độ vị trí địa lý, xét cả trên bộ lẫn trên biển, Việt Nam có vị trí quyết định đối với sáng kiến “Cực tăng tr−ởng mới ASEAN- Trung Quốc” của Trung Quốc.

Trên bộ, với hình thế kéo dài từ Bắc xuống Nam “bao bọc” cả bán đảo Đông D−ơng, Việt Nam là cầu nối quan trọng để hình thành Hành lang Kinh tế Nam Ninh – Singaporere.

Trên biển, Việt Nam có bờ biển dài ở vị trí tiền tiêu biển Đông. Việt Nam có chủ quyền đối với vùng lãnh hải và thềm lục địa thuộc vịnh Bắc Bộ, có vị trí chiến l−ợc quan trọng đối với phần còn lại của vịnh Bắc Bộ nói riêng và biển Đông nói chung. Với Trung Quốc, Việt Nam là một trong những cửa ngõ để đi ra biển Đông, là một trong những cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN. Nh− vậy, đối với chiến l−ợc của Trung Quốc, Việt Nam là “cái chốt” đối với việc triển khai hợp tác với ASEAN cả trên bộ lẫn trên biển. Do đó nếu không có sự đồng thuận của ta, Trung Quốc rất khó khăn trong việc sử dụng, khai thác và hợp tác biển Đông và không thể triển khai ý t−ởng hợp tác “Cực tăng tr−ởng mới ASEAN- Trung Quốc”.

Với vị trí và vai trò quan trọng, có thế nói Việt Nam có quyền lựa chọn đồng ý tham gia hay không vào sáng kiến. Và nếu ta tham gia thì Trung Quốc mới có cơ hội triển khai sáng kiến và thực hiện ý đồ. Ng−ợc lại, nếu ta không tham gia thì chắc chắn sáng kiến “Cực tăng tr−ởng mới ASEAN- Trung Quốc” sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thực thi và có thể bị phá sản.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc chắc chắn sẽ thúc đẩy nhanh quan hệ với các n−ớc ASEAN cả song ph−ơng lẫn đa ph−ơng, tiếp tục chủ tr−ơng “gác tranh chấp, cùng khai thác”, triển khai phát triển kinh tế vịnh Bắc Bộ. Kinh nghiệm thực tiễn trong quan hệ với ta, Trung Quốc rất kiên trì mục tiêu và dùng nhiều ph−ơng cách để thuyết phục, thậm chí gây sức ép với ta.

Một khi Trung Quốc đã nêu ý t−ởng về “Cực tăng tr−ởng mới ASEAN - Trung Quốc”, dù phản ứng của Việt Nam và các n−ớc ASEAN khác nh− thế nào thì họ cũng sẽ tìm mọi cách biến ý t−ởng này thành hiện thực. Việc khi Tổng bí th− Nông Đức Mạnh đi thăm tỉnh Nam Ninh trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc vào cuối tháng 8/2008, Bí th− Tỉnh ủy Tỉnh Quảng

Tây L−u Kỳ Bảo đề nghị Việt Nam ủng hộ sáng kiến này và khẳng định sáng kiến này không mâu thuẫn với hợp tác “Hai hành lang, một vành đai”, cũng cho thấy rõ sự chuẩn bị cũng nh− quyết tâm của Trung Quốc trong việc triển khai ý t−ởng mới.

Trong bối cảnh nh− vậy và chính vì vai trò quan trọng của Việt Nam mà chúng ta cần có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ mục đích, nội dung hợp tác trong sáng kiến của Trung Quốc, cũng nh− cần có quan điểm rõ ràng nh−ng không nên vội vàng, sao cho vừa có lợi cho ta vừa không làm ảnh h−ởng đến mối quan hệ với Trung Quốc và với các n−ớc ASEAN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược phát triển một trục hai cánh nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.pdf (Trang 72 - 74)