Xu h−ớng phát triển quan hệ kinh tế, th−ơng mại Việt Nam-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược phát triển một trục hai cánh nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.pdf (Trang 49 - 50)

Những tín hiện trên cho thấy, Việt Nam đang dần trở thành thị tr−ờng hấp dẫn các doanh nghiệp Trung Quốc và triển vọng đầu t− của Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tiếp tục rộng mở. Tiềm năng phát triển của mối quan hệ Việt - Trung là rất lớn, với sự cố gắng chung của cả hai bên, mối quan hệ đó sẽ không ngừng đ−ợc củng cố và phát triển tốt đẹp hơn trong thế kỷ 21, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai n−ớc, vì hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

2.1.3. Xu hớng phát triển quan hệ kinh tế, thơng mại Việt Nam- ASEAN- Trung Quốc Trung Quốc

Những kết quả đạt đ−ợc trong quan hệ kinh tế, th−ơng mại ASEAN - Trung Quốc, đặc biệt sự ra đời của ACFTA đã mở ra những triển vọng mới cho mối quan hệ giữa hai bên. Có thể dự báo xu h−ớng cơ bản trong t−ơng lai của mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ là tăng c−ờng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó kinh tế - th−ơng mại là lĩnh vực then chốt. Xu h−ớng này phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Trung Quốc và các quốc gia trong khối ASEAN, đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới là hợp tác và hội nhập để cùng tồn tại và phát triển. Những yếu tố thuận lợi cho hợp tác kinh tế - th−ơng mại giữa hai bên là rất lớn, về cơ bản bao gồm:

- Mối quan hệ lịch sự và hiện tại của Trung Quốc với ASEAN rất tốt đẹp và không bị gián đoạn. Hai bên có sự gần gũi về mặt địa lý, có quan hệ mật thiết về nhân khẩu học và dân tộc học, có sự t−ơng đồng về văn hóa và có sự bổ sung cho nhau về kinh tế. Đặc biệt, Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng, núi liền núi, sông liền sông và có lịch sử truyền thống. Đây là cơ sở quan trọng để hai bên tiếp tục mối quan hệ hợp tác lâu dài và sâu sắc trong t−ơng lai.

- Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ 3 thế giới và dân số chiếm 1/5 dân số thế giới, tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, diện tích đất trồng trọt tính theo đầu ng−ời thấp sẽ vẫn cần nhập các hàng hóa sơ cấp từ các n−ớc ASEAN. Trong khi đó, khối ASEAN có diện tích và dân số bằng một nửa so với Trung Quốc, nh−ng tài nguyên thiên nhiên lại phong phú. Trung Quốc và ASEAN tuy có sự khác nhau về cơ cấu kinh tế và nguồn lực, nh−ng nền kinh tế Trung Quốc và các n−ớc ASEAN có sự bổ sung cho nhau rất lớn. Theo thống kê, sự đóng góp của tài nguyên nhập khẩu vào GDP của Trung Quốc ngày càng

tăng lên (giai đoạn 1978-1984 là 4-7%, giai đoạn 1985-1993 là 12-13%, giai đoạn 1994-2000 tăng lên 16-20%). Trong t−ơng lai gần, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng tr−ởng cao, cả thị tr−ờng trong n−ớc và n−ớc ngoài đều mở rộng, nhu cầu về tiền vốn, hàng hóa và kỹ thuật sẽ ngày càng tăng. Do đó đây sẽ là những thị tr−ờng và bạn hàng quan trọng, đầy tiềm năng của nhau.

- Trung Quốc và các n−ớc trong khu vực ASEAN tuy là những quốc gia đang phát triển nh−ng ở một số lĩnh vực đã có trình độ kỹ thuật phát triển ở mức độ cao với tốc độ t−ơng đối nhanh, có thể bổ sung cho nhau về nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Trung Quốc và ASEAN cùng nằm trong khu vực kinh tế đ−ợc đánh giá là đang và sẽ phát triển năng động nhất thế giới. Do đó, đối với Trung Quốc và ASEAN, hai bên sẽ coi nhau là thị tr−ờng đầy tiềm năng mà cả hai bên đều cần, và việc đẩy mạnh hợp tác về kinh tế sẽ giảm bớt sự phụ thuộc của mỗi bên vào các thị tr−ờng lớn khác của thế giới nh− Mỹ, Nga hay EU.

- Trung Quốc và ASEAN đang thu hút mạnh mẽ đầu t− n−ớc ngoài, đồng thời cả hai bên đều khuyến khích đầu t− t− bản ra n−ớc ngoài nên triển vọng hợp tác đầu t− là rất lớn.

- Trung Quốc và ASEAN có các chính sách phát triển kinh tế cũng nh− chính sách quan hệ quốc tế có nhiều điểm t−ơng đồng, thể chế thị tr−ờng của cả hai bên ngày càng tiếp cận nhau. Sự ra đời của ACFTA, sự tham gia của Trung Quốc vào phát triển tiểu vùng sông Mê Kông cũng nh− việc Trung Quốc và nhiều thành viên trong khối ASEAN đã tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình D−ơng sẽ là những điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược phát triển một trục hai cánh nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.pdf (Trang 49 - 50)