Giải pháp về đ−a khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất, phấn đấu đạt tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm máy móc phục vụ nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp (Ô tô, xe máy, máy nông nghiệp) khi Việt Nam là thành viên WTO.pdf (Trang 135 - 137)

2010 2015 2020 Hãng sản xuất

3.2.3.4.Giải pháp về đ−a khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất, phấn đấu đạt tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm máy móc phục vụ nông nghiệp Việt Nam

đạt tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm máy móc phục vụ nông nghiệp Việt Nam

Đối với các nhóm sản phẩm cơ khí lựa chọn, việc đổi mới công nghệ sản xuất đang đ−ợc đặt ra nh− là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất l−ợng quốc tế phục vụ cho xuất khẩu.

Việc đổi mới công nghệ sản xuất đối với các nhóm sản phẩm nêu trên có thể đ−ợc thực hiện thông qua việc thu hút các doanh nghiệp có vốn FDI vào các dự án sản xuất máy động lực, máy nông nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện ở Việt Nam, đặc biệt là các dự án có công nghệ hiện đại, phù hợp với định h−ớng phát triển đối với các loại sản phẩm cơ khí đã nêu.

Ngoài ra, việc đổi mới công nghệ còn có thể đ−ợc thực hiện thông qua việc nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao để phục vụ sản xuất trong n−ớc nhằm tạo ra sản phẩm có đủ điều kiện xuất khẩu.

Một điều cần nhấn mạnh là việc hiện đại hoá công nghệ sản xuất các sản phẩm cơ khí luôn phải đảm bảo sản xuất đ−ợc các sản phẩm đáp ứng đ−ợc các yêu cầu về chất l−ợng, về kỹ thuật đối với các thị tr−ờng xuất khẩu đã đ−ợc định h−ớng tới năm 2010 và 2015.

- Doanh nghiệp cần tập trung đầu t− một số công nghệ hiện đại phục vụ cho từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm để tránh đầu t− dàn trải, hiệu quả đầu t− thấp, cần lựa chọn và tăng c−ờng đầu t− cho công nghệ và thiết bị tiên tiến để thiết kế, chế tạo sản phẩm mới.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có lộ trình đổi mới công nghệ một cách phù hợp, tránh rủi ro trong đổi mới công nghệ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đ−a hệ thống công nghệ thông tin hiện đại vào phục vụ hoạt động thiết kế, phục vụ sản xuất chế tạo và phục vụ hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm ra n−ớc ngoài.

Ưu tiên phát triển hoạt động liên kết sản xuất tiêu thụ xuất khẩu sản phẩm cơ khí lựa chọn giữa các doanh nghiệp để thực hiện chuyên môn hoá sản xuất ở mức độ cao. Đây là giải pháp quan trọng để thông qua đó, mỗi doanh nghiệp chỉ tập trung đổi mới thiết bị và công nghệ cho công đoạn sản xuất mình phải chịu trách nhiệm mà vẫn tạo đ−ợc sản phẩm cuối cùng có chất l−ợng cao.

Để thực hiện đ−ợc giải pháp này cần:

+ Th−ờng xuyên cử cán bộ, công nhân tham gia các dự án, ch−ơng trình đào tạo do các Bộ, Ngành để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp.

+ Mời các kỹ s−, chuyên gia cơ khí giỏi và nhiều kinh nghiệm ở trong và ngoài n−ớc về tập huấn, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm cho công nhân và cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp.

+ Th−ờng xuyên tổ chức các đoàn cán bộ đi điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị tr−ờng ở n−ớc ngoài để họ có cơ hội tiếp xúc với kỹ năng quản lý doanh nghiệp hiện đại.

+ Tăng c−ờng hợp tác liên kết và trao đổi chuyên gia kỹ thuật và chuyên gia quản lý với các doanh nghiệp, các tập đoàn cơ khí của các n−ớc khác trên thế giới để tận dụng "chất xám" từ các chuyên gia n−ớc ngoài và nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật và công nhân của doanh nghiệp.

+ Tăng c−ờng hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp cơ khí sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm lựa chọn là giải pháp cần thiết trong điều kiện hội nhập. Để nâng cao năng lực về vốn đầu t−, năng lực tiếp cận và chiếm giữ thị tr−ờng, năng lực sản xuất và xuất khẩu thiết bị toàn bộ... việc liên kết các doanh nghiệp cơ khí trong n−ớc hoặc doanh nghiệp cơ khí trong n−ớc với doanh nghiệp, tập đoàn cơ khí n−ớc ngoài thành một doanh nghiệp, tập đoàn có quy mô lớn, có tiềm lực mạnh là rất cần thiết.

+ Thông qua sự liên kết này, các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể hợp tác với doanh nghiệp n−ớc ngoài sản xuất các sản phẩm cơ khí để tiêu thụ trong n−ớc hoặc xuất khẩu sang các n−ớc khác. Đây là mô hình liên kết kinh tế đ−ợc nhiều n−ớc, nhiều

tập đoàn trên thế giới áp dụng và đạt hiệu quả cao. Sự liên kết này sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ trên thị tr−ờng quốc tế và ngay cả trên thị tr−ờng trong n−ớc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp (Ô tô, xe máy, máy nông nghiệp) khi Việt Nam là thành viên WTO.pdf (Trang 135 - 137)