CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
2.2. Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu hàng hóa
2..2.1. Về cơ chế nhập khẩu
Chính phủ đã sử dụng những công cụ chính sách thông thường như thuế quan, cấp giấy phép nhập khẩu. Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, Luật Thuế xuất nhập khẩu đã ra đời từ năm 1988, dỡ bỏ dần những rào cản đối với hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu. Cụ thể là:
Thuế quan: Việt Nam đã đạt được những bước cắt giảm thuế quan rất quan trọng kể từ năm 1996 khi tiến hành gia nhập AFTA. Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực, Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế quan đối với 5.505 sản phẩm, trong đó có 80% sản phẩm cắt giảm ở mức thuế 0-5% và 20% sản phẩm ở mức thuế trên 5%. Khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ chính thức có hiệu lực, Việt Nam đã cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với 244 mặt hàng trong vòng 3-6 năm với mức thuế giảm bình quân từ 35% xuống còn 26% (trong đó có 80% là sản phẩm nông nghiệp). Cũng theo cam kết này, Việt Nam đang tiến hành bãi bỏ ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá và dần dần tháo bỏ việc áp dụng chế độ thu phí và lệ phí liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam hiện duy trì thuế suất, thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng nông sản là khoảng 25%, với thuế suất đỉnh lên đến từ 40 đến 100% áp dụng cho hoa quả tươi, đường kính, ngũ cốc, rượu vang, bia, thuốc lá...Mà theo quy định của WTO, các nước xin gia nhập thường phải giảm thuế suất trung bình đối với hàng nông sản xuống còn khoảng 20%, đối với hàng chế tạo còn 10%.
hoặc các hàng hoá lắp ráp sử dụng để xuất khẩu. Hệ thống pháp luật phục vụ các hoạt động chế biến xuất khẩu ở Việt Nam được thành lập năm1991 thông qua những quy định về việc thành lập các khu chế xuất. Hệ thống này đang dần dần đưa Việt Nam lại gần với thị trường thế giới hơn, tránh được sự bóp méo và kiểm soát nhập khẩu như trước đây. Nhờ đó, hoạt động sản xuất và chế biến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Các hàng rào phi thuế quan: Chính phủ đã sử dụng một loạt các biện pháp phi thuế
quan để kiểm soát và điều tiết nhập khẩu. Hệ thống cấp giấy phép nhập khẩu và côta thực sự được nới lỏng khi Hệ thống danh mục hàng xuất nhập khẩu chịu thuế được đưa vào áp dụng năm 1992 theo nghị định 114-HĐBT. Theo Nghị định này, số lượng mặt hàng nhập khẩu phải chịu quản lý bằng hạn ngạch đã giảm đáng kể, và mọi hàng hoá đều được tự do xuất nhập khẩu và chịu điều tiết bằng thuế xuất nhập khẩu, trừ danh mục hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, danh mục hàng xuất nhập khẩu được quản lý bằng hạn ngạch. Hiện tại, Việt Nam đang cố gắng loại bỏ hạn ngạch, côta theo đúng tiến trình thực hiện hiệp định thương mại Việt - Mỹ, hạn chế các khoản phụ phí nhập khẩu, ban hành những quy định mới về giá trị tính thuế hải quan, và mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các hình thức doanh nghiệp khác ngoài thành phần kinh tế nhà nước.
Những hạn chế về quyền giao dịch thương mại truyền thống cũng là một trong những hàng rào phi thuế quan quan trọng mà chính phủ đã sử dụng. Quyền giao dịch buôn bán, thường được gọi là thương mại nhà nước,đơn giản là quyền XNK hàng hoá, đã được nới lỏng. Trước năm 1986, quyền XNK hàng hoá chủ yếu nằm trong tay nhà nước dưới dạng những tổng công ty XNK mang tính chất độc quyền. Luật Thuế XNK ra đời (1988) đã nới lỏng hơn đối với việc thành lập các tổ chức thương mại nước ngoài, và việc Nhà nước độc quyền ngoại thương đã chấm dứt. Các tổ chức, các công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế của Việt Nam đã được phép tham gia các hoạt động thương mại quốc tế. Trong những năm sau đó, quyền tham gia kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp được mở rộng hơn. Mọi doanh nghiệp đều có thể được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nếu đảm bảo một số điều kiện như phải có mức vốn lưu động tối thiểu là 200.000 USD, hoạt động đúng ngành hàng đăng ký, và không hạn chế kim ngạch nhập khẩu.... Cho đến năm 1998, theo nghị định 57/1998/NĐ-CP, những quy định về các điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu đề
ra trước đây đã được bãi bỏ hoàn toàn nhằm khuyến khích hơn nữa các thành phần doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK