Kinh nghiệm quốc tế trong điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu sau khi gia nhập tổ chức thương mai thế giớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.doc (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế trong điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu sau khi gia nhập tổ chức thương mai thế giớ

gia nhập tổ chức thương mai thế giới

2.3.1.1. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc điều chỉnh chính sách thuế quan và phi thuế quan

Việc giảm thuế quan có thể làm giảm tỷ trọng thu thuế XNK trong tổng thu thuế, mặc dù giá trị tuyệt đối có thể tăng ở các nước đang phát triển. Thất thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu thường có tầm quan trọng thứ hai ở các nước phát triển song là vấn đề lo ngại đối với các nước có thu từ thuế XNK chiếm tỷ trọng cao. Sự sụt giảm thu thuế XNK không những gây khó khăn về ngân sách cho những nước có độ phụ thuộc vào thu thuế XNK cao mà cũng có thể gây lúng túng trong tìm kiếm nguồn thu bổ sung để tài trợ cho các khoản chi trong nước. Như vậy, việc giảm thu từ XNK gây nên những khó khăn nhất định đối với

ngân sách nhà nước cho các thành viên mới của WTO. Để giảm thiểu các khó khăn này, các chính phủ đã thực hiện điều chỉnh chính sách thu chi ngân sách của mình

Kinh nghiệm nhiêu nước đang phát triển cho thấy, trong xu thế nguồn thu XNK giảm tương đối, nhiều chính phủ đã sử dụng các biện pháp:

Thứ nhất: Thiết lập hệ thống thu thuế hữu hiệu nhằm bù đắp thất thu từ nguồn này.

Điều này có thể đạt được bằng cách sớm chuyển dịch cơ sở thuế từ thuế XNK sang một cơ chế rộng hơn như thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân

Thứ hai: Tăng hiệu quả thu thuế từ các loại thuế hiện có

Thứ ba: Cải thiện hiệu quả của hệ thống thuế hiện hành thông qua việc tăng hiệu quả

và cắt giảm chi ngân sách. Ngoài ra, cải cách các biện pháp thương mại có tác động tích cực tới nguồn thu(như thuế quan hóa, cắt giảm diện miễn thuế) và tác đông trung tính( chưa rõ ràng) tới nguồn thu được tăng cường ở nhiều nước

Tuy vậy, áp lực cắt giảm chi NSNN có thể làm giảm khả năng của chính phủ trong cung ứng các dịch vụ xã hội thiết yếu và khả năng tài trợ vốn cho các chiến lược phát triển. Như vậy ngoài việc thiết lập một bộ máy thu thuế hữu hiệu, thực hiện đồng thời các chiến lược nhằm bổ sung nguồn thu thiếu hụt từ thu XNK là điều quan trọng đối với các thành viên sau khi gia nhập WTO. Nhiều thành viên WTO đã áp dụng mức thuế quan thực tế đối với hàng nông sản thấp hơn nhiều so với mức thuế quan đã cam kết. Theo tính toán của The National Board of Trade(2004) sau khi gia nhập WTO, 32 nước được lựa chọn nghiên cứu trên thế giới đã giảm mức thuế suất thực tế từ mức thuế cam kết trung bình là 84% xuống còn 20%. Các nước châu Mỹ La tinh có mức thuế quan thực tế thấp nhất, các nước châu phi có mức thuế quan ràng buộc cao nhất. Nguyên nhân của tình trạng này là do:(i) nhiều nước đang phát triển khó có thể sử dụng thuế quan để duy trì mức giá một số mặt hàng nông sản cơ bản, nhất là những nước nhập khẩu lương thực ròng, nơi người dân sử dụng phần lớn lương thực của mình để mua lương thực;(ii) yêu cầu của một số định chế quốc tế cho vay nợ như IMF,WB;(iii) nhiều nước có chiến lược riêng của mình mặc dù đã tuân thủ hoàn toàn các cam kết với WTO và các định chế quốc tế khác;(iv)một số nước muốn giữ khoảng cách giữa hai mức thuế quan để tạo độ linh động khi cần thiết phải điều chỉnh mức thuế quan thực tế để thực hiện các mục tiêu phát triển của mình

nguồn thu thuế, giảm thiểu thâm hụt NSNN, đồng thời đảm bảo chi ngân sách có hiệu quả. Ngoài ra việc hỗ trợ tăng xuất khẩu/ sản lượng như là một hệ quả của tự do hóa thương mại có thể tạo một nền tảng an toàn để bổ sung cho nguồn thu NSNN

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực thi các cam kết gia nhập WTO và hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi là thành viên của WTO

Trung Quốc là một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhất là trong cải cách kinh tế nói chung va cải cách thương mại nói riêng

Trung Quốc thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan

Trung Quốc đã cam kết cắt giảm mức thuế quan đáng kể, với mức cắt giảm 2,4 điểm phần trăm trong giai đoạn 2002-2005. Mức thuế quan trung bình thực tế đã hạn từ 16,5% trong năm 2001 xuống còn 9,7%năm 2005. Mức cắt giảm hàng rào thuế quan đối với hàng nông sản , hàng phi nông sản và hàng dệt, may. Nhìn chung mức thuế quan thực tế được áp dụng tương đối sát mức thuế quan ràng buộc. Mức thuế quan trung bình thực tế của mặt hàng nông sản đã giảm tới gần 8 điểm phần trăm , hạ từ 23,1 % trong năm 2001 xuống còn 15,3% trong năm 2005. Hàng công nghiệp có mức giảm thuế quan thực tế ít hơn, khoảng gần 6 điểm phần trăm

Hệ thông thuế quan của Trung Quốc có đặc điểm là mức thuế quan đánh vào hàng sơ chế thấp hơn đối với hàng thô sơ và hàng thành phẩm. Trong giai đoạn 2001-2005, mức thuế quan đối với hàng thô sơ và hàng sơ chế đã giảm song khoảng cách thuế quan giữa hai nhóm hàng này có xu thế dãn rộng. Trong năm 2005 có thể thấy mức chênh lệch khá rõ giữa hàng sơ chế và thành phẩm đối với thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, giữa hàng thô sơ với hàng sơ chế đối với hàng dệt, may mặc. Trung Quốc khuyến khích nhập khẩu hàng sơ chế cho đầu vào thành phẩm của mình và đồng thời bảo hộ hàng thô

Mặc dù mức thuế quan của Trung Quốc ngày càng giảm dần nhưng tỷ trọng số thuế đỉnh( cao hơn 3 lần mức thuế bình thường giản đơn) có xu hướng tăng từ 1,7% năm 2001 lên 2,6% năm 2005, trong khi đó tỷ trọng số dòng thuế cao hơn 15% giảm từ 40,1% xuống còn 18,2% năm 2005

Thực hiện cắt giảm hàng rào phi thuế quan

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã xóa bỏ nhiều hàng rào phi thuế quan theo cam kết. Đến 27/9/2005 Trung Quốc có 3 loại hạn chế nhập khẩu là giấy phép nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu tự động và hạn ngạch thuế quan nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu được xóa

bỏ từ 12/2004. Lượng mặt hàng được xuất khẩu và nhập khẩu thông qua các doanh nghiệp thương mại nhà nước có xu hướng ngày càng giảm trong giai đoạn 2002-2005, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được xuất khẩu và nhập khẩu những sản phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất của mình và để xuất khẩu. Theo cam kết các hạn chế này được dỡ bỏ trong vòng 3 năm, tuy nhiên Trung Quốc làm điều này trước 6 tháng so với cam kết

Chính phủ Trung Quốc cho biết từ ngày 1/6/2008 nước này sẽ thay đổi thuế nhập khẩu đối với 26 loại hàng hóa, trong đó sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với thịt lợn đông lạnh, cùng một số loại thức ăn cho động vật và dầu ăn, nhằm tăng cường nguồn cung lương thực phẩm và hạ nhiệt lạm phát đang tăng cao.

Động thái trên bổ sung cho những nỗ lực gia tăng của Chính phủ Trung Quốc để kiềm chế giá lương thực đã tăng 22,1% trong tháng 4/08, đe dọa làm dấy lên nguy cơ bất ổn trước khi Thế vận hội mùa hè 2008 diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh. Như vậy, Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu thịt lợn từ 6% xuống 3%, trong đó thuế nhập khẩu thức ăn chế từ đậu tương và lạc dành cho động vật sẽ giảm từ 5% xuống 2%.

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu dầu lạc và dầu ôliu lần lượt từ 10% và 9% cùng xuống mức 5%. Tuy vậy, Chính phủ Trung Quốc không cho biết lượng hàng hóa dự kiến nhập khẩu sau biện pháp cắt giảm thuế trên.

Lạm phát ở Trung Quốc đã tăng mạnh kể từ tháng 7/2007 do tình trạng thiếu hụt thịt lợn và ngũ cốc, trong đó lạm phát lương thực đặc biệt gây lo ngại cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc do nó tác động mạnh nhất đến người nghèo. Trước đây, tình trạng lạm phát tăng cao trong thập niên 1980 và 1990 đã dẫn tới những cuộc biểu tình ở Trung Quốc. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng giá dầu và các nguyên liệu khác tăng cao do nhu cầu của nông dân và các nhà máy đang làm tăng sức ép đối với giá bán lẻ. Chính phủ Trung Quốc đã tăng các khoản trợ giá cho nông dân để khuyến khích họ nuôi thêm lợn và tích cực thúc đẩy sản lượng ngũ cốc bằng cách tăng mức giá mua bảo đảm tối thiểu của chính phủ đối với gạo và lúa mì của nông dân.

Ngày 19/6, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sắp cắt giảm hoặc bãi bỏ ưu đãi thuế xuất khẩu đối với 37% số mặt hàng xuất khẩu có tên trong sổ hải quan của nước này. Việc điều chỉnh này sẽ được thực hiện từ ngày 1/7/2008. Số lượng mặt hàng có ưu đãi thuế

Một người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, động thái này nằm trong số một loạt các biện pháp của Trung Quốc nhằm kiềm chế tốc độ tăng trưởng xuất khẩu quá nóng và làm dịu căng thẳng trong quan hệ với các đối tác thương mại của nước này.

Như vậy, Trung Quốc sẽ bãi bỏ ưu đãi thuế xuất khẩu đối với 553 mặt hàng được coi là “có khả năng gây ô nhiễm cao, sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên thiên nhiên” như muối, xi măng và khí hóa lỏng. Còn đối với 2.268 mặt hàng còn lại, những mặt hàng “có xu hướng gây ra căng thẳng thương mại”, ưu đãi thuế xuất khẩu sẽ bị cắt giảm. Cũng theo người phát ngôn này, Trung Quốc sẽ xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với 10 mặt hàng bao gồm lạc còn vỏ, sắn, gỗ dùng cho chạm khắc và làm con dấu.

Hệ thống ưu đãi thuế xuất khẩu mới của Trung Quốc sẽ bao gồm 5 mức độ là 17%, 13%, 11%, 9% và 5%.

Việc điều chỉnh ưu đãi xuất khẩu lần này sẽ khiến chi phí sản xuất của 2.831 mặt hàng này tăng lên, thúc đẩy các nhà sản xuất chuyển sang đầu tư vào những ngành có giá trị gia tăng cao hơn và công nghệ cao hơn. Trong dài hạn, biện pháp này sẽ giúp Trung Quốc phát triển theo hướng tiết kiệm và bền vững.

Các con số thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 5, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ là 86 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái.

2.3.1.3. Một số bài học rút ra cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm của các nước đang phát triển và của Trung Quốc trong quá trình cải cách chính sách thuế XNK, có thể tóm lược các bài học kinh nghiệm dưới đây:

Thứ nhất: Nhìn chung sau khi gia nhập WTO, các thành viên thực hiện khá nghiêm túc

các cam kết gia nhập của mình, nhất là thực hiện các cam kết về ràng buộc, cắt giảm hàng rào thuế quan và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan. Nhiều nước đã đưa ra các mức thuế quan thực tế thấp hơn so với mức thuế quan cam kết, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh khác nhau, nhiều nước giữ vững chênh lệch tương đối giữa hai mức thuế quan để tạo độ linh hoạt khi cần thiết phải điều chỉnh mức thuế quan thực tế để thực hiện các mục tiêu phát triển của mình

Thứ hai: Nhìn chung việc cắt giảm hàng rào thuế quan có thể làm thu ngân sách từ

là các nước đang phát triển và chuyển đổi mức thuế nhập khẩu trước khi gia nhập ở nước trung bình( trên dưới 15%) và mức cắt giảm khoảng 5 điểm phần trăm

Thứ ba: Để giảm tác động tiêu cực của việc cắt giảm thuế quan đối với nguồn thu

ngân sách từ nhập khẩu, các chính phủ thường điều chỉnh chính sách thuế quan theo hướng: (i) tạo lập hệ thống thu thuế hữu hiệu bằng cách sớm chuyển dịch cơ sở thuế từ thuế XNK sang một cơ chế rộng hơn như thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân;(ii) cải cách các biện pháp thương mại tác động tới nguồn thu ( như thuế quan hóa, cắt giảm diện miễn thuế); (iii) cải thiện hiệu quả chi ngân sách thông qua việc tăng hiệu quả và cắt giảm chi ngân sách

Thứ tư: Sử dụng các chính sách thuế XNK để nâng cao năng lực các ngành hàng, nhất

là các ngành non trẻ sau khi gia nhập WTO nhìn chung bị thu hẹp về cả mức độ, phạm vi và loại hình áp dụng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh một cách linh hoạt và sáng tạo.

Như vậy qua kinh nghiệm của một số nước đang phát triển và của Trung Quốc trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.doc (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w