CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
2.3.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam là thành viên của WTO
những nỗ lực cố gắng trong cải cách để hoàn thiện hệ thống chính sách nước mình để đảm bảo với cam kêt gia nhập WTO
2.3.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam là thành viên của WTO thành viên của WTO
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO có tác động tới các mức độ khác nhau, tới hầu hết các lĩnh vực kinh tế- xã hội và chính trị của thành viên mới. Điều này đòi hỏi các thành viên mới phải điều chỉnh chính sách kinh tế của mình để tăng lợi ích và giảm những tác động tiêu cực từ việc tự do hóa thương mại
Trong các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách thuế được coi là phải điều chỉnh nhiều nhất sau khi gia nhập WTO do chúng liên quan trực tiếp đến việc thực thi các cam kết gia nhập và chịu tác động gần như tức thì( nhất là cắt giảm thuế quan) từ việc thực thi các cam kết này . Hơn thế nữa, việc điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau khi gia nhập có tác động tới nguồn thu và chi ngân sách nhà nước, điều đó có ảnh hưởng ngược lại tới phạm vi, cách thức điều chỉnh chính sách thuế. Ngoài ra việc điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô khác thường không mang tính bắt buộc, chủ yếu được thực hiện với động cơ tăng hiệu quả chính sách kinh tế
Trên giác độ quản lý nhà nước là đảm bảo hiệu quả, công bằng và ổn định kinh tế- xã hội và chính trị sau khi là thành viên của WTO, việc điều chỉnh chính sách này là rất cần thiết vì:
Các thành viên phải thực sự thi hành các cam kết gia nhập WTO
Việc thực hiện các cam kết gây nên phí tổn điều chỉnh đối với ngân sách nhà nước
Tối đa hóa tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc gia nhập – WTO
Góp phần đảm bảo ổn định kinh tế- chính trị và công bằng xã hội
Cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ quá trình tự do hóa thương mại và đảm bảo tăng lợi ích động, dài hạn từ việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
2.3.2.1. Các thành viên phải thực thi các cam kết gia nhập
Để được kết nạp WTO, các nước/ khu vực lãnh thổ phải đàm phán và cam kết thực hiện các kết quả đàm phán gia nhập tổ chức này. WTO có một hệ thống các quy định khá phức tạp và cụ thể cho các cho từng thành viên với từng lĩnh vực thương mại, thương mại dịch vụ … Tuy nhiên, các cam kết gia nhập tổ chức này dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản :
Thương mại không có phân biệt đối xử: Nguyên tắc này yêu cầu các nước thành viên WTO phải dành cho nhau quy chế đãi ngộ tối huệ quốc(MNF) ( tức là không phân biệt đối xử giữa hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ các thành viên khác nhau ) và quy chế Đối xử quốc gia(NT) ( mỗi thành viên không được phân biệt đối xử hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu và sản xuất) Nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên phải điều chỉnh các chính sách thuế quan
Thương mại ngày càng tự do hơn: Thông qua đàm phán, các nước thành viên phải cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào thuế quan theo các cam kết đạt được. WTO yêu cầu các nước thành viên cắt giảm mức thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan theo các cam kết đạt được. WTO yêu cầu các nước thành viên chỉ bảo hộ bằng thuế quan trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, không được sử dụng các hạn chế định lượng. Như vậy, nguyên tắc này chủ yếu điều tiết các rào cản thương mại, chủ yếu là thuế quan
Đảm bảo tính dễ dự đoán trong chính sach thương mại: Yêu cầu ràng buộc thuế quan đảm bảo các thành viên không được nâng vao mức thuế suất cao hơn mức thuế trần đã được cam kết. Yêu cầu minh bạch buộc các thành viên phải ban hành
rộng rãi các quy định, chính sách thương mại trong nước , xây dựng và duy trì thể chế cho phép rà soát các quyết định quản lý có tác động tới thương mại, trả lời yêu cầu về thông tin của các nước thành viên khác và thông báo những thay đổi trong chính sách thương mại có WTO
Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh
Thúc đẩy phát triển và cải cách kinh tế
Các hiệp định liên quan đến thương mai hàng hóa bao hàm phần lớn các nội dung các hiệp định trong WTO, bao gồm Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994), hàng rào kỹ thuật (TBT)…
GATT đưa ra 4 nguyên tắc cơ bản của WTO là:
Chỉ bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan, không được phép sử dụng hạn chế định lượng, trừ những trường hợp đặc biệt
Mức thuế quan phải giảm dần và phải được ràng buộc không tăng trở lại
Áp dụng quy chế tối huệ quốc
Áp dụng quy chế đãi ngộ quốc gia
2.3.2.2. Một số ưu tiên đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
Để tạo điều kiện cho việc điều chỉnh các chính sách kinh tế có hiệu quả WTO đã dành quy chế đặc biệt và riêng biêt(SDT) cho các thành viên WTO là các nước đang phát triển được hưởng một số ưu đãi:
Được miễn không phải thực hiện các nghĩa vụ thành viên: miễn, giảm bớt nghĩa vụ trong việc thực hiện TRIPS, TRIMS, GATS
Ưu tiên trong thực hiện một số ràng buộc thuế quan với mức độ cắt giảm thuế quan ít hơn
Được ưu tiên hơn trong mở cửa thị trường, không phải tự do hóa các thị trường được dự doán là sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng nếu mở cửa hoặc ít nhất phải thực hiện tự do hóa sớm hơn một ngành mà thay vào đó là tự do hóa ngành khác
Được ưu đã trong sử dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh, làm tổn hại sản xuất của ngành có liên quan