Mục tiêu nhập khẩu 5 năm(2006-2010)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.doc (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

2.2.5. Mục tiêu nhập khẩu 5 năm(2006-2010)

Kiềm chế nhập siêu, phấn đấu tiến tới cân bằng hợp lý cán cân xuất – nhập khẩu. Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến; giữ thế chủ động trong nhập khẩu, tập trung vào nhập thiết bị hiện đại từ các nước có công nghệ nguồn; giảm nhanh và tiến tới hạn chế nhập thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ trung gian; hạn chế nhập khẩu hàng hóa

Tốc độ tăng nhập khẩu đạt khoảng 14,7%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 36,9 tỷ USD năm 2005 lên 73,5 tỷ USD năm 2010 và 286,5 tỷ USD trong cả 5 năm.

Nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng gồm các loại như ô tô, linh kiện ô tô, xe máy và các loại máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng phục vụ sản xuất. Cần ưu tiên nhập khẩu của các nước phát triển có nền công nghiệp chế tạo tiên tiến. Chú trọng dây chyền công nghệ vừa đáp ứng được chất lượng, giá cả và điều kiện của Việt Nam. Dự kiến 5 năm tới, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 93,4 tỷ USD, tăng 15,2%/năm.

Nhóm nguyên, nhiên, vật liệu bao gồm xăng dầu, phân U-rê, thép thành phẩm và phôi thép; các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như bông sợi, chất dẻo, giấy, tân dược, hóa chất, nguyên phụ liệu may, giày dép, vải….; dự kiến giảm dần lượng nhập khẩu do khả năng sản xuất trong nước ngày càng tăng. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu cả 5 năm đạt 174,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 60,8%, tăng 14,4%/năm. Tập trung nhập khẩu các mặt hàng: xăng dầu tăng 5,1%/năm; phôi thép tăng 9,5%/năm; nguyên phụ liệu dệt, may, da tăng 12%/ năm; bông xơ và sợi các loại tăng 13%/năm, chất dẻo tăng 20,6%/năm….

Hình 2-2: Biểu đồ kinh ngạch nhập khẩu

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 01/2009 đạt 4,1 tỷ USD, giảm 27,6% so với tháng trước và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 46,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,3 tỷ USD, giảm 41,1%. Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước của tháng Một năm 2009 nhìn chung đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1 tỷ USD, giảm 19,5%; xăng dầu đạt 244 triệu USD, giảm 75,2%; vải đạt 230 triệu USD, giảm 20,6%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt

200 triệu USD, giảm 45,1%; sắt thép đạt 155 triệu USD, giảm 82,3%; chất dẻo đạt 130 triệu USD, giảm 53%; nguyên phụ liệu dệt, may, da đạt 110 triệu USD, giảm 35,9%. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng Một năm nay giảm là do giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, trong đó giá xăng dầu giảm 56,2%; giá chất dẻo giảm 33,7%; sợi dệt giảm 29,2%; sắt thép giảm 9,4%.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu tháng Một của năm 2009. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 01/2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỷ USD của cùng kỳ năm trước (bằng 48,3% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu).

Nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu giảm mạnh và với tốc độ nhanh khiến xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động nặng nề. Thống kê trong hai tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu giảm 5,1% so với cùng kì năm ngoái và chỉ đạt 8,1 tỷ USD. Đặc biệt các mặt hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng đã giảm mạnh như hàng điện tử giảm 13.7% và giầy dép giảm 7.3%.

Ngoài ra giá các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam cũng đáng giảm mạnh so với năm ngoái hứa hẹn khả năng tụt giảm hơn nữa về kim ngạch xuất khẩu vào cuối năm. Điển hình là giá gạo, cà phê, dầu thô đều có mức giảm từ 30% đến 70%.

Bên cạnh đó nếu phân tích kĩ hơn cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hai tháng đầu năm 2009 chúng ta có thể thấy rõ hơn nguy cơ tụt giảm kim ngạch trong các tháng tiếp theo là rất cao. Trong hai tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu kim loại quý mà cụ thể là vàng tăng vọt so với năm ngoái đạt 939 triệu USD (trong khi cả năm 2008 chỉ đạt 13 triệu USD). Việc cho phép đẩy mạnh xuất khẩu vàng có thể coi là một bước đi khôn ngoan của chính phủ trong bối cảnh hiện nay nhằm tránh thâm hụt thương mại và cân bằng cán cân thanh toán. Tuy nhiên giải pháp này chỉ mang tính ngắn hạn do lượng vàng dự trữ trong nước cũng chỉ có hạn.

Trong năm 2009 chính phủ dự định sẽ dùng một tỷ đôla để hỗ trợ tín dụng cho các công ty xuất khẩu hiện bị thiếu vốn. Tuy nhiên khó khăn chủ yếu của các công ty này lại

này thật sự nằm ngoài tầm với các chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu của chính phủ.

Theo lý thuyết, để kích thích khuyến khích xuất khẩu cần làm mất giá VND ở một

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.doc (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w