Quan điểm điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.doc (Trang 52 - 53)

THÀNH VIÊN CỦA WTO

3.1.1.Quan điểm điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu

Nhìn chung Việt Nam có những nỗ lực đáng ghi nhận trong quá trình cải cách điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu trong những năm qua. Với những cam kết gia nhập tương đối “ mạnh bạo” so với nhiều thành viên WTO trước đây và so với năng lực của nhiều ngành hàng trong nước, việc hoạch định điều chỉnh chính sách thuế đòi hỏi phải dựa trên một nhóm quan điểm toàn diện, có tính đến đầy đủ quy định của WTO , kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công của một số nước, cũng như thực trạng cải cách và năng lực trong nước. Các nhóm giải pháp điều chỉnh sau:

Một là: Việt Nam nên coi việc gia nhập WTO là bước cải cách tiếp theo và chưa

phải là bước cuối cùng trong tiến trình cải cách kinh tế và là tiền đề quan trọng để thực hiện một cách thông suốt và có hiệu quả những cải cách mạnh mẽ trong nước khác, do vậy cần thực hiện một cách nghiêm túc cam kết gia nhập, nhất là cắt giảm hàng rào thuế quan Việc thực hiện nghiêm túc các cam kết gia nhập sẽ tạo dựng lòng tin cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đảm bảo tăng hiệu quả đối với tự do hóa thương mại

Hai là: Một số ngành được coi là chiến lược hiện đang được bảo hộ song hoạt động

vẫn còn yếu kém vẫn cần được bảo hộ, trong bối cảnh mới tư duy, cách thức mà mức độ bảo hộ ngành hàng cần thay đổi bằng cách thức hiệu quả hơn, linh hoạt hơn

Sau khi gia nhập WTO, dựa trên kinh nghiệm của nhiều nước Đông Á và nhiều nước đang phát triển và chuyển đổi, một số khía cạnh về xây dựng ngành chiến lược te duy lại một cách sâu sắc hơn là:

 Việc sử dụng công cụ chính sách thuế quan để bảo hộ can thiệp bị thu hẹp cả về mức độ, phạm vi, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh linh hoạt và sáng tạo

 Việt Nam không nên quá lạm dụng các biện pháp ưu đãi hỗ trợ thông qua hệ thống thuế XNK

Ba là: Sau khi gia nhập WTO việc điều chỉnh chính sách thuế phải mang tính đồng bộ,

hỗ trợ các chính sách kinh tế vi mô khác

Việc thực thi chính sách thuế có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như chính sách thương mại, công nghiệp, lao động….Vì vậy để việc điều chỉnh chính sách này có hiệu quả và hiệu lực đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan. Tự do hóa

thương mại về nguyên tắc có thể làm giảm mức giá trong nước, song cũng gắn chặt hơn những biến động mức giá thị trường thế giới với mức lạm phát trong nước. Điều này có nghĩa rằng sau khi gia nhập WTO chính sách chi NSNN cũng nên tính đến những tác động có thể của các nhân tố bên ngoài đối với chính sách ổn định kinh tế vĩ mô nhất là chống lạm phát. Hơn nữa, việc điều chỉnh chính sách thuế cũng nên tính đến các lịch trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do khác như: VN-US BTA và AC-AFTA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.doc (Trang 52 - 53)