Lộ trình thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả của Việt Nam.DOC (Trang 57 - 61)

1. Định hớng xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả những cam kết về dịch vụ tài chính theo Hiệp định của Việt Nam

1.1. Lộ trình thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam

a) Dịch vụ bảo hiểm

Lộ trình thực hiện các cam kết về dịch vụ bảo hiểm có 4 mốc chính:

- Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết cho phép tiếp cận thị trờng về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới các dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài hoặc ngời nớc ngoài làm việc tại Việt Nam; các dịch vụ tái bảo hiểm; các dịch vụ tái bảo hiểm; các dịch vụ bảo hiểm trong vận tải quốc tế, các dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; các dịch vụ t vấn, giải quyết khiếu nại, và đánh giá rủi ro.

- Ba năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép các công ty Hoa Kỳ thành lập liên doanh với các đối tác Việt Nam với điều kiện là phần vốn tham gia của phía Hoa Kỳ không vợt quá 50% vốn pháp định của liên doanh và các công ty có vốn góp Hoa Kỳ đợc phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc.

- Năm năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, loại bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc tại một Công ty boả hiểm Việt Nam (tối thiểu 20%).

- Sáu năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, các công ty 100% vốn Hoa Kỳ đợc phép thành lập và kinh doanh bảo hiểm bắt buộc.

Khuôn khổ pháp lý trong ngành bảo hiểm cho phép thực hiện các cam kết trong Hiệp định Thơng mại Việt – Mỹ mà không cần điều chỉnh ở cấp Luật. Mặt khác, các cam kết quan trọng về mở cửa thị trờng bảo hiểm chỉ diễn ra sau khi Hiệp định có hiệu lực từ 3-6 năm. Vì vậy, về căn bản Hiệp định cha có tác động trực tiếp tới tình hình hoạt động của thị trờng này. Trên thực tế một số doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ đã hiện diện thơng mại tại Việt Nam nh doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nớc ngoài (Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA) và doanh nghiệp liên doanh môi giới bảo hiểm AON-INCHIBROKE. Các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ khác hiện đang có văn phòng đại diện tại Việt Nam tuân thủ theo đúng cam kết về thời hạn mở cửa.

Xét từ khía cạnh quản lý nhà nớc, dự kiến mở cửa thị trờng theo các cam kết trong Hiệp định đã đặt ra yêu cầu đối với Bộ Tài chính cần đẩy mạnh triển khai thực hiện chiến lợc ngành bảo hiểm đến 2010 nói chung và tăng cờng năng lực quản lý giám sát thị trờng bảo hiểm nói riêng.

Trong năm đầu Hiệp định có hiệu lực, hoạt động hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật giữa Bộ Tài chính và các cơ quan hữu trách của Mỹ đã đợc triển khai hiệu quả để tiến tới mục tiêu trên.

b) Dịch vụ ngân hàng

Việc thực hiện các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng theo nh Hiệp định Thơng mại Việt Nam – Hoa kỳ đợc chia làm lộ trình 7 mốc:

- Trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, hình thức pháp lý duy nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ đợc phép hoạt động là liên doanh với các đối tác Việt Nam.

- Sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam dành đối xử quốc gia đầy đủ với quyền tiếp cận Ngân hàng Trung ơng trong các hoạt động tái chiết khấu, swap, forward.

- Trong vòng 8 năm đầu, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ nhận tiền gửi từ các pháp nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng. Mức vốn của chi nhánh đợc quy định nh sau: năm thứ nhất: 50% vốn pháp định đợc chuyển vào, năm thứ hai: 100%, năm thứ ba: 250%, năm thứ t: 400%, năm thứ năm: 600%, năm thứ sáu: 700%, năm thứ bảy: 800%, năm thứ tám: 900%, năm thứ chín: 1000%, năm thứ 10: đối xử quốc gia đầy đủ.

- Sau 8 năm, các định chế tài chính có vốn đầu t Hoa Kỳ có thể phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia. Các chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ không đợc đặt ATM tại các địa điểm ngoài văn phòng của họ cho đến khi các ngân hàng Việt Nam đợc phép làm nh vậy.

- Sau 9 năm, các ngân hàng Hoa Kỳ đợc phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ. Trong thời gian này, các ngân hàng Hoa Kỳ liên doanh cần có vốn góp không thấp hơn 30% và không vợt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

- Trong vòng 10 năm đầu, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ nhận tiền gửi từ các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn của chi nhánh phù hợp với biểu sau: năm thứ nhất: 50% vốn pháp định đợc chuyển vào, năm thứ hai: 100%, năm thứ ba 250%, năm thứ t: 350%, năm thứ năm: 500%, năm thứ sáu: 650%, năm thứ bảy: 800%, năm thứ tám: 900%, năm thứ chín: 1000%, năm thứ mời: đối xử quốc gia đầy đủ.

Lộ trình trên xác định rõ mức độ tham gia các loại hình dịch vụ ngân hàng và hình thức pháp lý mà các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ đợc phép hoạt động tại Việt Nam. Theo lộ trình này, Việt Nam phải loại bỏ dần những hạn chế đối với các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ, cho phép họ đợc tham gia với mức độ tăng dần vào mọi hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa với yêu cầu cắt giảm bảo hộ, xoá bỏ dần các lợi thế về kinh doanh dịch vụ ngân hàng đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong nớc. Sau 9 năm, các ngân hàng Hoa Kỳ sẽ có một sân chơi bình đẳng với các ngân hàng trong nớc.

Hiện nay nhiều ngân hàng và các tổ Hoa Kỳ đang gấp rút tìm hiểu về luật lệ để thâm nhập vào thị trờng Việt Nam. Trên thị trờng đã có 2 chi nhánh ngân hàng: Citi Bank (tại Hà Nội) và JP Morgan Chase Bank (tại TP Hồ Chí Minh); 5 văn phòng đại diện gồm American Express Bank, JP Morgan Chase Bank, Continental Currency, Transfer và Wachovia, N.A. Các ngân hàng này cũng nh các ngân hàng nớc ngoài đang phải hoạt động với những hạn chế nhất định so với các ngân hàng trong nớc. Tuy nhiên, trong khi họ “thu ngời” quan sát những điểm yếu của các ngân hàng Việt Nam thì chúng ta vẫn hầu nh chẳng làm gì để tìm hiểu về những đối thủ tiềm năng. Nh lời các chuyên gia vẫn nói rằng đối thủ thì trong tối còn các ngân hàng Việt Nam đang ngoài sáng.

Kể từ ngay sau khi Hiệp định đợc ký kết và có hiệu lực, các cơ quan quản lý và lập pháp của Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt rà soát và sửa đổi các quy định và luật lệ để phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết. Riêng trong năm 2003, Ngân hàng Nhà nớc đã phải xây dựng 13 văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động trong ngành cho phù hợp với hoạt động.

Một phần của tài liệu Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả của Việt Nam.DOC (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w