Nâng cao tính cạnh tranh về giá để chiếm lĩnh thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 34 - 35)

Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Pêru… Vì người dân Hoa Kỳ có tính thực dụng, những hàng hóa có giá rẻ vẫn là những mặt hàng chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường này. Đó là một yếu tố quan trọng để chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thị trường bình dân và thu nhập thấp. Nhờ có chính sách giá rẻ và không vi phạm luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ mà hàng dệt may Trung Quốc đã chiếm lĩnh một thị trường rất lớn ở Hoa Kỳ. Trung Quốc sản xuất cho cả 3 phân đoạn thị trường là giới thượng lưu, trung lưu và tầng lớp dân cư có thu nhập thấp nhưng hầu hết các hàng hóa dệt may của Trung Quốc đều có giá rẻ hơn so với các hàng hóa cùng chủng loại của các đối thủ cạnh tranh. Đó chính là một yếu tố quan trọng để hàng dệt may Trung Quốc chiếm đến hơn 30% thị phần trên đất Hoa Kỳ.

Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu nhắm vào 2 phân đoạn thị trường là tầng lớp trung lưu và dân cư có thu nhập thấp. Tuy Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, nhưng năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam không cao. Do đó chưa tạo được sức bật trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả. Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm của Trung Quốc: sản xuất cả những mặt hàng xuất khẩu phục vụ giới thượng lưu ở thị trường Hoa Kỳ, vì rằng những mặt hàng phục vụ cho giới thượng lưu sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Chúng ta

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

cũng cần cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân để có thể tăng năng suất lao động, từ đó giảm bớt giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 34 - 35)