Giải pháp về đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 81 - 82)

6: Các nước khác

3.2.2.2. Giải pháp về đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất

Do đặc thù của các doanh nghiệp dệt may phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức sản xuất có hiệu quả cao nhưng có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường và giao dịch xuất khẩu cũng như thực hiện các đơn hàng lớn. Giải pháp cho vấn đề này có thể là hình thức tổ chức sản xuất liên kết dọc theo kiểu vệ tinh, một Công ty mẹ với nhiều Công ty vệ tinh cùng sản xuất một loại sản phẩm. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và cung ứng nguyên phụ liệu cho các Công ty con, sau đó thu gom và xuất khẩu dưới nhãn mác của một Công ty lớn, đảm bảo về thị trường tiêu thụ ổn định.

Cũng có thể phát triển hình thức sản xuất vệ tinh theo hướng tăng cường chuyên môn hóa, chia nhỏ các khâu. Mỗi công ty, xí nghiệp sẽ chuyên môn hóa sản xuất một khẩu trong quá tình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng thiết bị, tạo sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao.

Phát huy vai trò của Tổng Công ty dệt may và Hiệp hội dệt may trong phân công chuyên môn hóa sản xuất, tránh trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà quá nhiều doanh nghiệp cùng đầu tư sản xuất một mặt hàng đang ăn khách khiến cung vượt cầu, vừa lãng phí vừa gây cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành. Mặt khác, chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất theo mặt hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng cạnh tranh về năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các Công ty Hoa Kỳ có đẳng cấp chỉ đặt hàng tại những xưởng sản xuất được tổ chức chuyên môn hóa, có thiết bị chuyên dùng phù hợp, có năng lực sản xuất tương đối lớn có chất lượng sản phẩm ổn định, giao hàng đúng tiến độ và có khả năng đáp ứng nhanh. Tùy điều kiện, một Công ty có thể tổ chức nhiều xưởng, mỗi xưởng được chuyên môn hóa một mặt hàng khác nhau.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác liên doanh, liên kết giữa các Công ty dệt may lớn với các doanh nghiệp địa phương nhằm tận dụng thế mạnh của cả hai bên vào sản xuất hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp dệt may dù lớn của Việt Nam cũng không làm hết đơn hàng, giá nhân công ở các thành phố lớn ngày càng tăng, các địa phương khác trong cả nước lại có

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nguyên liệu, đất đai nhà xưởng thuận lợi cho phát triển nhưng lại thiếu thông tin thị trường, đối tác, đơn hàng, yếu về kỹ thuật, trình độ quản lý… Kinh nghiệm cho thấy một số địa phương tự xây dựng nhà máy nhưng do yếu và thiếu các yếu tố nói trên nên suất đầu tư lớn, máy móc không đồng bộ, làm ăn kém hiệu quả, như vậy việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ rất có lợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 81 - 82)