Về chính sách hỗ trợ phát triển nguyên liệu trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 78 - 80)

6: Các nước khác

3.2.1.3. Về chính sách hỗ trợ phát triển nguyên liệu trong nước

Đảm bảo nguồn nguyên liệu là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp dệt may. Chủ động được về nguồn nguyên liệu nội địa với giá thành thấp và chất lượng tốt sẽ là một lợi thế vô cùng lớn của ngành dệt may Việt Nam trong vấn đề xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường này. Do đó, Chính phủ nên có nhiều chính sách hỗ trợ, đặt nền móng ban đầu vững chắc cho sản xuất nguyên liệu trong nước.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Chính sách hỗ trợ phát triển cây bông:

Ưu tiên hỗ trợ vốn ngân sách, vốn ODA cho các công trình thủy lợi thuộc các vùng tập trung, chuyên canh, thâm canh có tưới, kiên cố hóa kênh mương đối với hệ thống công trình thủy lợi đã có.

Hỗ trợ về khoa học công nghệ: sử dụng vốn ngân sách đầu tư cho các công trình nghiên cứu lai tạo, chọn lọc và nhập nội giống bông lai, bông kháng sâu bệnh cho năng suất cao, sản xuất giống bông bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống lai F1, nhập khẩu giống gốc có năng suất chất lượng cao, tiến tới hoàn chỉnh kỹ thuật công nghệ giống bông lai, xây dựng mạng lưới sản xuất giống bảo đảm đủ giống cho nhu cầu sản xuất, chỉ đạo các viện nghiên cứu cây bông phải có chương trình, kế hoạch nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ về cây bông để có những giống bông có năng suất, chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng và cung cấp cho nhu cầu sản xuất, đồng thời tăng cường công tác khuyến nông cây bông để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đổi mới về trồng bông, chế biến.

Nghiên cứu thực hiện trợ giá bông cho nhân dân để khuyến khích nông dân tích cực trồng bông, đồng thời xây dựng chính sách về dự trữ nguyên liệu và bình ổn giá mua bông hạt cho nhân dân. Do bông được thu hoạch tập trung vào tháng 12 và tháng 1 năm sau nên cần tổ chức thu mua nhanh chóng để nông dân bán hết lượng bông hạt, tránh hiện tượng nông dân bị ép cấp, ép giá hoặc tồn đọng trong nông dân gây thiệt hại và ảnh hưởng đến vụ sau.

Làm các dịch vụ kỹ thuật, đầu tư vật tư, bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ để người nông dân an tâm sản xuất.

Xây dựng các cơ sở chế biến bông tại các vùng trồng bông với công nghệ hiện đại, đáp ứng công suất chế biến, nâng cao chất lượng bông xơ.

Chính sách hỗ trợ phát triển dâu tằm tơ:

Nhà nước cần hỗ trợ cho ngành dâu tằm tơ trong việc sản xuất trứng giống tằm bằng vốn ngân sách.

Đối với những vùng mới phát triển dâu tằm, đời sống nhân dân còn khó khăn, cần có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà nuôi tằm, hỗ trợ vốn và kỹ thuật.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Nghiên cứu để xây dựng và triển khai một quỹ bình ổn giá kén bằng cách trích một phần giá thành của doanh nghiệp, một phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Chính sách phát triển sản xuất tơ sợi tổng hợp:

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình lọc dầu Dung Quất để đảm bảo nguyên liệu sản xuất tơ sợi hóa học trong nước.

Có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất tơ sợi tổng hợp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (đặc biệt là ở khu vực miền Trung và gần nguồn nguyên liệu trong tương lai).

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 78 - 80)