Về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 57 - 64)

Sau khi Hoa Kỳ thực hiện bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam vào ngày 3/2/1994, mặc dù chưa được hưởng Quy chế quan hệ thương mại bình thường, một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến thị trường này và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ đã tăng dần lên. Tuy vậy trong thời kỳ này do thuế suất còn cao nên các mặt hàng dệt may Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với hàng hóa của các nước đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Do đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ thời kỳ này còn rất thấp. Vì vậy trong thời gian này Hoa Kỳ chưa là một thị trường lớn đối với việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Sau khi hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/7/2000 và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12/2001 thì xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng vọt và hiện nay Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính

Chú thích:

(1): Giá trị kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD) (2): Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam)

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng đặc biệt của thị truờng Hoa Kỳ với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Cụ thể là, trước năm 2002, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Nhưng cho đến năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã vượt xa những năm trước đó. Từ đây Hoa Kỳ đã trở thành thị trường lớn nhất của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.

Trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác tăng lên không đáng kể. Ví dụ kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản từ 2000 – 2006 đạt trên 600 triệu USD và không có sự gia tăng, hoặc sang EU từ 2000 – 2006 cũng chỉ tăng 2 lần, thì kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ 2000 – 2006 tăng đến hơn 60 lần. Đây quả là một con số khổng lồ.

Trong tương lai sắp tới, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có thể sẽ còn tăng mạnh do Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO và đã được Hoa Kỳ xóa bỏ hạn ngạch với hàng dệt may xuất khẩu sang nước này. Có thể nói Hoa Kỳ là một thị trường vô cùng quan trọng đối với việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

STT Thị trường

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

(1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) 1 Hoa Kỳ 1950 54,17 2368,4 54 2602,4 53,8 3044 52,27 4464,8 57,39 2 EU 600 16,67 614 14 907,3 18,76 1243 21,31 1489,3 19,14 3 Nhật Bản 500 13,88 658 15 603,3 12,47 627 10,75 703,8 9,05 4 TT Khác 550 15,28 745,6 17 725,5 14,97 920 15,77 1122,1 14,42 Tổng 3600 100 4386 100 4837,5 100 5834 100 7780 100 58

Hiện tại, Hoa Kỳ là thị trường chiếm tới gần 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch trong những tháng đầu năm 2007 tăng khoảng 34% so với cùng kỳ. Vì vậy, để tránh rủi ro trong thời gian tới Việt Nam cũng cần tìm kiếm những thị trường mới và tăng cường xuất khẩu sang các thị trường khác để tránh rủi ro khi xuất khẩu quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ từ chỗ chỉ chiếm khoảng 2% tổng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu trong suốt những năm 1995 – 2001 thì đã tăng vọt lên 35,47% vào năm 2002. Về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng lên một cách nhanh chóng, từ năm 2001 chỉ là 44,6 triệu USD thì đến năm 2002 đã là 976 triệu USD, tức là gấp hơn 20 lần. Với mức xuất khẩu nảm 2002 đạt 976 triệu USD, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 22 trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Đây thực sự là một thành tích xuất sắc của ngành dệt may Việt Nam, thể hiện rõ sự năng động, nắm bắt thời cơ kịp thời của các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu cũng như định hướng đúng đắn của ngành dệt may và Nhà nước ta. Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ chỗ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu, vượt qua các thị trường truyền thống khác như EU, Nhật Bản…

Để thấy rõ hơn tình hình biến động kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, chúng ta hãy xem bảng 2.6.

Bảng 2.6: Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 – 2007(Đơn vị: triệu USD, %)

Năm Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng

2000 49,5

2001 49,2 -0,61

2002 976 1883,74

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

2003 1950 99,79

2004 2368,4 21,45

2005 2602 9,86

2006 3044 16,98

2007 4464,8 46,67

(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam)

Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy rõ sự tăng trưởng vượt bậc về giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm qua. Xét về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2007 tăng 4415,3 tỷ USD, tăng 8919,8%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 gấp đến hơn 90 lần so với năm 2000. Nhưng đây cũng là điều dễ hiểu bởi năm 2000 chúng ta chưa có HĐTM với Hoa Kỳ. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007 so với 2002 (khi HĐTM đã thực hiện) cũng tăng một cách vượt bậc, các con số cho thấy rõ điều đó.

Hình 2.5: Các thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam năm 2006 và 2007

57.39 19.14 9.05 14.42 1 2 3 4 52.27 21.31 10.75 15.77 1 2 3 4

Chú thích: : Thị trường Hoa Kỳ, : Thị trường EU, : Thị trường Nhật Bản, : Thị trường khác (Nguồn: Bảng 2.5)

Từ hình 2.5, chúng ta thấy rằng thị trường Hoa Kỳ có một vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Trong các năm 2006 và 2007, Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam san thị trường Hoa Kỳ luôn chiếm đến trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam. Từ năm 2006 đến năm 2007, tỷ lệ phần trăm xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng lên, trong khi đó tỷ trọng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang các thị trường EU, Nhật Bản và các thị trường khác

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

60

đều giảm. Điều đó càng cho thấy Hoa Kỳ là thị trường đầy hứa hẹn với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ so với toàn ngành (triệu USD)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Chú thích: : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ : Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)

Từ hình 2.3, chúng ta rút ra các nhận xét sau:

• Các cột màu vàng và xanh cao dần, điều đó thể hiện kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

nói chung và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đều tăng theo thời gian.

• Trong 2 năm 2000 và 2001, cột màu xanh thể hiện kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

sang thị trường Hoa Kỳ rất thấp, điều đó thể hiện trong thời gian đó, thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ rất nhỏ bé. Thời gian đó, Hoa Kỳ chưa phải là thị trường xuất khẩu chính đối với hàng dệt may Việt Nam.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

• Từ năm 2002, Hoa Kỳ trở thành thị trường lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Chúng ta cũng thấy rằng các cột màu xanh cao lên nhanh hơn các cột màu vàng. Điều đó chứng tỏ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ ngày càng tăng.

Năm 2002 là năm ghi nhận sự biến đổi vượt bậc về sự tăng trưởng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Từ 49,2 triệu USD năm 2001, năm 2002 kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ là 976 triệu USD, tăng gấp gần 20 lần.

Tuy nhiên, các điều kiện thuận lợi đó không kéo dài. Do kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2002 (trên 20 mã hàng vượt quá 1% tổng thị phần nhập khẩu) nên ngay lập tức Chính phủ Hoa Kỳ đã hối thúc Việt Nam ký kết Hiệp định dệt may song phương nhằm áp đặt hạn ngạch, để hạn chế số lượng hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/5/2003 áo đặt hạn ngạch đối với 38 mã hàng trong đó bao gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Tuy vậy, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng mạnh so với 2002. Theo thống kê của Bộ Thương mại thì trong 9 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 1,6 tỷ USD (chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam). Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối năm tốc độ xuất khẩu lại giảm xuống do hết hạn ngạch, vì thế tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2003 đạt 1,95 tỷ USD.

Theo đà đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ngày càng tăng nhanh và ổn định. Qua các năm 2004, 2005, đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã là 3,044 tỷ USD, chiếm 52,28% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Với sự kiện trở thành thành viên của WTO vào 11/1/2007, Việt Nam đã được Hoa Kỳ xóa bỏ hạn ngạch với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường nước này. Do đó năm 2007 được dự đoán sẽ là một năm thành công của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

hàng dệt may sang Hoa Kỳ. Trong năm 2007, tổng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã đạt 4,46 tỷ USD.

Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham VN) vừa đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2008 có thể đạt đến 6,1 tỷ USD, tăng 38,6% so với năm trước.

Nếu đạt mức kim ngạch xuất khẩu nói trên, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ hai về nhà cung cấp hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, chỉ xếp sau Trung Quốc, vượt qua Ấn Độ và Mexico. AmCham VN cũng đánh giá rất cao về tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của mặt hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Hình 2.7 cho biết tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2008.

Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ 2001 – 2008 (%) -500 0 500 1000 1500 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 -0,61 1883,7 99,8 21,64 9,86 17 46,68 36,62

Chú thích: : Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Năm 2008: Số liệu dự kiến

(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)

Nhìn vào hình 2.7, có thể rút ra những nhận xét tổng quát như sau:

• Trong năm 2001, tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường

Hoa Kỳ âm, lý do vì trong năm 2001, Hoa Kỳ bị khủng bố (11/9/2001), nên kinh tế cũng như tâm lý tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng Hoa Kỳ giảm sút.

• Năm 2002 là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của kim ngạch hàng dệt may xuất

khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, tốc độ tăng trưởng lên đến 1883,7%. Lý do vì trong năm 2002, HĐTM đã được thực hiện và nền kinh tế Hoa Kỳ cũng đã phục hồi sau khi bị khủng bố.

• Trong khoảng thời gian tiếp theo, tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu

sang thị trường này khá cao và ổn định, trung bình khoảng 40%/năm.

Không chỉ có mức tăng trưởng về kim ngạch cao và ổn định, thị phần của hàng dệt may Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng tăng lên từ 3,64% năm 2006 lên 4,73% vào năm 2007

(Theo Office of Textile, U.S. Department of Commerce).

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w