Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thị phần tiêu thụ chè trên thị trường quốc tế của Tổng Công Ty chè Việt Nam.DOC (Trang 38 - 40)

II. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KHÁCH HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

3. Nguyên nhân của những tồn tạ

3.1. công nghiệp chế biến chè con yếu kém

Hiện nay, cả nước có trên 400 nhà máy chè (bao gồm các công ty tư nhân) trong đó chỉ có gần 1/3 đảm bảo chất lượng nhưng công nghệ thiết bị cũng hầu hết đã đến lúc phải thay thế. Đó là chưa kể đến hàng chục ngàn cơ sở chế biến tại gia đình với những thiết bị lạc hậu và không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, công nhân không lành nghề. Bên cạnh đó, những bất hợp lý về quy hoạch giữa nhà máy và vùng nguyên liệu đã gây ra những cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến chất lượng chè bị giảm đáng kể. So với thị trường của thế giới thì rõ ràng là chất lượng chè của Việt Nam còn thấp, chủng loại giống còn hạn chế, mặt hàng không phong phú, không có nhiều sản phẩm được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng. Uy tín, thương hiệu chè Việt Nam chưa có trên thế giới. Hiện Việt Nam mới xuất khẩu chè rời . Tuy nhiên, cũng không nên bi quan, điều quan trọng lúc này là phải động viên bà con chăm sóc cây chè cho tốt, cố gắng hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thường xuyên theo dõi tình hình, hái chè cho đúng thời điểm , không nên để già quá hoặc hái non quá. Phải đảm bảo chất lượng chè từ khâu nguyên liệu. Đây cũng là điểm tựa chính để Việt Nam có thể cải thiện tình hình trong năm nay? Thêm vào đó, nếu Việt Nam thắt chặt các chi phí quản lý, cố gắng tiết kiệm ở các khâu, cũng có thể giảm giá thành cho chè. Để hạn chế những thiệt hại cho người làm chè, Hiệp hội Chè Việt Nam cũng đã đề nghị Chính phủ có biện pháp tạm trừ chè cho dân, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện cải tạo thiết bị máy móc nâng cao chất lượng chè như cho giãn nợ các công trình đầu tư nhà máy chế biến chè, cho vay với lãi suất ưu đãi cung cấp thông tin về thị trường nhiều hơn.

Tình hình năm nay chắc chắn sẽ có nhiều nhà máy chè phải đóng cửa do khả năng không đáp ứng được yêu cầu của thị trường về chất lư- ợng cũng như giá thành. Vì vậy, tốt nhất là Tổng công ty Chè cho rà soát lại

tất cả các nhà máy chè nếu không đủ điều kiện về công nghệ thiết bị đảm bảo chất lượng chè thì yêu cầu phải nâng cấp hoặc cho đóng cửa trước khi họ phải tự đóng để đảm bảo uy tín cho chè Việt Nam.

3.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường còn yếu

Hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước còn yếu, tất cả mới chỉ dừng lại ở doanh thu bao nhiêu, vòng quay vốn, lãi... mà không phải là thị trường nào cần được đầu tư sâu hơn, thị trường nào thích uống loại chè nào, nhu cầu trong tương lai là bao nhiêu…do đó cần có những giải pháp gì trong tương lai.

Cũng như hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu cung cầu chè trên thế giới, Tổng công ty cần có định hướng chiến lược thực hiện kế hoạch lâu dài trong xuất khẩu chè mà chủ yếu kinh doanh theo phương thức “được chuyến nào hay chuyến ấy “. Trước đây thì thường xuất theo kế hoạch của nhà nước và xuất hàng trả nợ. Những năm gần đây thì không còn xuất hàng trả nợ nhưng phải nói rằng, công tác điều ta thương nhân, lập kế hoạch trong tương lai, cho từng thị trường chưa làm được là bao, chính sách thương nhân và thị trường chưa ổn định

Mặt khác, Tổng công ty chưa có quan hệ thân thiết với các chân hàng theo kiểu “ hợp tác bền vững, hai bên cùng có lợi “. Đôi khi gặp sự biến động giá, các bạn có thể bán cho đối tác khác và thu lợi nhuận cao. Khi giá thấp thì Tổng công ty lại phải mua vào bù lỗ.

3.3. Thị trường chè thế giới đang cạnh tranh gay gát

Dự tính, trong năm 2005 , sản lượng chè búp tươi của Tổng công ty sẽ đạt khoảng 73.442 tấn, sản lượng chè xuất khẩu khoảng 62.770 tấn. Muốn đảm bảo việc xuất khẩu Tổng công ty cần phải có một sự cố gắng vượt bậc để nâng cao chất lượng chè và hạ giá thành mới có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu chè khác trên thế giới. Sự ứ đọng lượng chè xuất khẩu của thế giới do chiến tranh dẫn đến giá chè thế giới sẽ giảm và có thể là giảm mạnh. Như vậy, việc cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu chè lại càng trở lên gay gắt. Các "cường quốc" về

xuất khẩu chè như ấn Độ Srilanka, Kenya, Indonesia... cũng đang tăng cường tìm cách hạ giá, đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường.

Tồn tại và khó khăn nhất đối với ngành chè và Tổng công ty chè Việt Nam trong quá trình phát triển là vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm chè. Đến nay ngành chè vẫn chưa thật sự có thị trường lâu dài và vững chắc.Trước hết, Việt Nam cần phải tập trung cao độ để củng cố vững chắc quan hệ với các thị trường hiện có, như thị trường Đông âu và Nga, các nước khu vực Trung á, Đài Loan … Mỗi năm khu vực này nhập từ 30 - 50 ngàn tấn chè... Mặt khác, Việt Nam sẽ tìm cách tiêu thụ lượng chè không đưa được vào các quốc gia này bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu chè vào Mỹ, các nước Bắc Phi và Trung Đông. Để làm được điều đó đòi hỏi không chỉ có nỗ lực của riêng Tổng công ty Chè.

chương III : một số biện pháp cơ bản nhàm phát triển thị trường tiêu thụ chè của tổng công ty chè việt nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thị phần tiêu thụ chè trên thị trường quốc tế của Tổng Công Ty chè Việt Nam.DOC (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w