Hoàn thiện một số chính sách liên quan tới sự phát triển thị trường tiêu thụ chè

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thị phần tiêu thụ chè trên thị trường quốc tế của Tổng Công Ty chè Việt Nam.DOC (Trang 60 - 64)

II. một số giaỉ pháp cơ bản nhàm phát triển thị trường tiêu thụ

4. Hoàn thiện một số chính sách liên quan tới sự phát triển thị trường tiêu thụ chè

trường tiêu thụ chè

Với nước ta, sau một thời gian dài mấy thập kỷ Nhà nước vận hành quản lý hành chính tập trung, bao cấp một cơ chế đã dẫn đến sự trì trệ mà không hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chuyển sang nền kinh tế thị trường với những bước đi ban đầu tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với lòng nhiệt thành học hỏi kinh nghiệm bạn bè và tư duy sáng tạo, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế tích cực. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế, nếu chúng ta so sánh với thời kỳ trước đây.

Tuy nhiên, trong quá trình đề ra và thực hiện chính sách hiện nay cũng còn nhiều vấn đề cần phải được xem xét và tìm ra phương pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế thị

trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các chính sách để duy trì, phát triển và mở rộng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Một số chính sách cần được hoàn thiện như:

-Đề nghị miễn thuế sử dụng đất đối với người trồng chè, vì cây chè là cây lâu năm hơn cả cây trồng lấy gỗ, lại được trồng ở Trung du và miền núi nơi tập trung các dân tộc ít người, trồng chè phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn như các loại cây rừng khác. Kèm theo đó là một số chính sách có liên quan để bảo vệ giữ gìn ổn định đất trồng chè, tránh sự lấn át của các cây trồng khác đối với cây chè, tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất

-Chính sách đối với các thiết bị dùng cho sản xuất, chế biến chè. Đề nghị miễn thuế nhập khẩu vật tư thiết bị trong một số năm ví dụ trong vòng 5 năm (2000-2005) để ngành chè có thêm vốn đầu tư phát triển chè, đặc biệt là hiện đại hoá ngành chè, tạo ra chất lượng chè xuất khẩu tốt, giá thành hạ để có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới

-Chính sách về công nghệ và ứng dụng kỹ thuật gắn liền với công tác khuyến nông.

-Chính sách đối với con người:

+Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đề nghị được thực hiện là 8% đối với bảo hiểm xã hội và 2% đối với bảo hiểm y tế.

+Kinh phí cho các doanh nghiệp chè đầu tư cho y tế, giáo dục, xã hội, phụ cấp khu vực đề nghị được ngân sách cấp hoặc trừ vào các khoản phải nộp

+Cho phép được lập quỹ bình ổn giá trong giá thành sản phẩm để trợ cấp cho người trồng chè khi có bất lợi về điều kiện tự nhiên và khi giá chè xuống thấp không có lợi cho người trồng chè.

+Đề nghị Nhà nước cấp hỗ trợ vốn để lập quỹ dự trữ xuất khẩu. -Về vốn đầu tư và lãi suất ngân hàng:

+Vốn vay cho thâm canh tăng năng suất chè được vay với lãi suất ưu đãi, sau 12 tháng vay mới phải trả, định suất vay 3 triệu đồng/ha/năm.

+Vốn vay để phát triển trồng chè và cải tạo vườn chè xấu được đề nghị vay với lãi suất thấp hơn, vay trong dài hạn( 15 năm), 5 năm gia hạn vì trồng chè phải mất 3 năm chăm sóc kiến thiết cơ bản và 2 năm sau nữa chè mới phát huy hiệu quả, định suất vay 20 triệu đồng/ha.

+Vốn vay xây dựng nhà xưởng và vận chuyển thiết bị cho các nhà máy mới hiện đại được đề nghị vay theo chế độ ưu tiên và được trả trong vòng 10 năm kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động. Vốn mua thiết bị được sử dụng vốn ODA của các nước cho Chính phủ vay.

Để thực hiện được mục tiờu phỏt triển, ngành chố cần phải đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng (340 triệu USD), bỡnh quõn 35 triệu đồng/ha. Trong đú, đầu tư cho cụng nghiệp chế biến là 1.500 tỷ đồng, cho nụng nghiệp là 2.500 tỷ đồng. Nguồn vốn cho dự ỏn này được huy động bằng cỏc khoản vay trong nước và tổ chức quốc tế 40-45%, vốn liờn doanh đầu tư với nước ngoài 30-35%, vốn ngõn sỏch đầu tư 5-10%, cũn lại huy động từ sức dõn. Dự ỏn được tiến hành sẽ được ngành chố bước vào thế kỷ 21 với một tương lai đầy triển vọng.

Ngoài ra, nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện cho Tổng công ty đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh của toàn cầu hoá, cụ thể:

-Các cơ quan đại diện thương mại của ta tại các nước hoặc các khu vực cần để tăng cường tổ chức móc nối các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa các doanh nghiệp đầu mối trực tiếp xuất khẩu chè của ta với các đầu mối nhập khẩu hoặc các khách hàng trực tiếp có nhu cầu tiêu thụ. Cần có chính sách tiêu thụ và giúp đỡ các Tổng công ty có cơ hội ra nhập thị trường thế giới

-Nhà nước tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế và khu vực để Việt Nam nhanh chóng trở thành thành viên của WTO, tăng cường tham gia liên kết và xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức khác nhau, từ các khối liên kết các khu vực, các hiệp hội xuất khẩu chuyên ngành đến hình thành liên kết tam giác, tứ giác, quan hệ tốt với các thị trường lớn để hưởng các ưu đãi đặc biệt, thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế…

Thực hiện các vấn đề trên sẽ giúp cho Tổng công ty chủ động trong giao dịch, kinh doanh xuất khẩu, tạo thế cạnh tranh công bằng và đẩy mạnh được

hoạt động tiêu thụ chè, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu chè tăng lên, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Giữ gìn và phát huy truyền thống của Tổng công ty trong những năm qua.

Phần III : Kết Luận

Hiện nay ngành chè Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Nó có ý nghĩa phát triển kinh tế to lớn, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông công nghiệp, góp phần phát triển công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các vùng nông thôn Trung du miền núi nước ta. Sự phát triển sản xuất chè còn có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa. Góp phần phân bố lại lực lượng sản xuất, xoá bỏ sự khác biệt giữa miền ngược và miền xuôi. Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ở những vùng có trồng chè.

Qua phân tích thực trạng về tình hình thị trường tiêu thụ chè của Tổng công ty chè Việt Nam trong những năm gần đây ta có thể đưa ra nhận định khái quát sau:

Thị trường chè trong nước tuy có nhu cầu tiêu thụ đáng kể song dường như chưa được sự quan tâm thoả đáng của doanh nghiệp cung ứng trong nước. Bởi vậy sản phẩm chè nội địa chưa chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo tầng lớp dân cư đặc biệt là giới trẻ và bị cạnh tranh gay gắt bởi các nhãn hiệu chè của nước ngoài.

Có thể thấy được sự cố gắng vượt bậc của Tổng công ty trong việc mở rộng và củng cố thị trường nước ngoài, lượng chè xuất khẩu đã tăng lên đáng kể. Nhưng do chất lượng sản phẩm của ta còn thấp- chỉ đạt mức trung bình của thế giới nên giá chè thường thấp hơn so với thế giới, sản phẩm chè chế biến khó xâm nhập vào những nước mà ở đó đòi hỏi chất lượng cao.

Do giá chè thấp mà các nhà nhập khẩu nước ngoài thích nhập khẩu chè của Việt Nam ở dạng sơ chế rồi chế biến lại và bán với giá cao hơn nhiều, đây là một điều rất đáng tiếc cho chúng ta.

Đất nứơc ta đang trong quá trình đổi mới , chuyển mình từng ngày từng giờ . Các doanh nghiệp của chúng ta đang cố gắng tích cực góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nứơc , phát triển nền kinh tế toàn diện trên khắp mọi miền của tổ quốc . Tổng công ty chè Việt Nam cũng vậy , việc nâng cao thị phần tiêu thụ đưa sản phẩm của công ty giới thiệu tới tất cả bạn bè trên thế giới một phần cũng là nhằm mở rộng , phát triển quy mô của Tổng công ty mặt khác đấy cũng là góp chút công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước .

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thị phần tiêu thụ chè trên thị trường quốc tế của Tổng Công Ty chè Việt Nam.DOC (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w