II. một số giaỉ pháp cơ bản nhàm phát triển thị trường tiêu thụ
3. Nhóm biện pháp về tiêu thụ
3.2. Củng cố và tìm kiếm thị trường mới cho chè việt nam
Bên cạnh việc tiếp tục tìm kiếm, mở rộng và thâm nhập các thị trường mới, cần coi trọng và giữ vững các thị trường irắc, Nga, Pakistan…Từng bước nâng cao giá bán bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, coi việc mua bán theo giá quốc tế là giá chuẩn để tổ chức sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nga bằng việc thành lập công ty thương mại, tổ chức hợp tác liên doanh đóng gói chè tại chỗ nhằm giảm phí và thuế, đồng thời tạo điều kiện cung ứng kịp thời cho người tiêu thụ. Đối với Pakistan, thành lập công ty thương mại hoặc văn phòng đại diện của Việt Nam, nâng tỷ trọng xuất khẩu chè Việt Nam vào thị trường này tối thiểu gấp 4 lần so với hiện nay.
Ngành chố cần nỗ lực tỡm kiếm thị trường xuất khẩu mới trong điều kiện cuộc chiến tranh ở Irắc gõy khú khăn cho sản phẩm này vào thị trường Trung Đụng - một thị trường lớn của chố Việt Nam.Theo Tổng Cụng ty chố Việt Nam, mỗi năm Irắc nhập khẩu khoảng 60.000 tấn chố, cú những năm 1/3 số này
là nhập từ Việt Nam. Từ khi chiến tranh xảy ra, nhiều hợp đồng xuất khẩu của cỏc doanh nghiệp chố sang thị trường này đó phải hoón thời hạn thực hiện. Tại khu vực Trung Đụng, ngoài Irắc, cỏc doanh nghiệp cũng rất coi trọng thị trường Cỏc Tiểu vương quốc Arập Thống nhất bởi đõy là cửa ngừ của khu vực Trung Cận Động và là điểm trung chuyển hàng hoỏ đi một số khu vực khỏc
Các doanh nghiệp cần tích cực tiếp cận, khai thác thị trường Nga, Nhật Bản, đặc biệt là Mỹ. Năm 2002, Mỹ nhập khẩu tới 94.000 tấn chố cỏc loại nhưng lượng chố từ Việt Nam mới gần 2.000 tấn.Mỹ là một thị trường hấp dẫn vì nước này không sản xuất chè nên lượng chè tiêu thụ tại đây đều phải nhập khẩu. Và dự báo, trong thời gian tới nhu cầu về chè của thị trường này sẽ tăng lên đáng kể. Năm 2002 , Mỹ đã phải nhập khoảng 94.000 tấn chè từ một số nước như Achentina, Trung Quốc, ấn Độ, Đức, Srilanka, Kenya và Việt Nam. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu chè của Mỹ trong năm ở vào khoảng 160 triệu USD. Cụ thể là năm qua Mỹ nhập 84.000 tấn chè đen, trị giá gần 135 triệu USD, chè xanh là 10.000 tấn, trị giá 25 triệu USD. Trong năm 2002 Việt Nam xuất khấu chè sang Mỹ đạt 1.886 tấn, trị giá 1,5 triệu USD, tăng 20,1% về số lượng và 18,3% về giá trị so với năm 2001. Đây là một lượng nhỏ so với lượng chè mà Mỹ phải nhập hàng năm. Chè của ta xuất sang Mỹ chỉ chiếm 2% trên tổng lượng chè Mỹ nhập. Và có một điểm đặc biệt là lợng chè đen (mã 0902.40.00) lại chiếm 80% trên tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này. Đây là loại chè có giá trị xuất khẩu không cao lắm. Mặt khác chè của ta xuất vào thị trường Mỹ thường lép vế về giá so với các nước khác. Ví dụ như loại chè đen mã 0902.40.000 của các nước nhập vào Mỹ có giá bình quân là 1,32 USD/KG. Trong khi đó cũng cùng loại này chè của ta lại chỉ bán được giá 0,74 USD/kg, bằng 56% giá bình quân chung của thế giới. Sở dĩ có tình trạng này là do công nghệ sản xuất chè của ta còn lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra không cao. Mỹ là nước có thị trường chè lớn nhưng để vào được thị trường này thì chất lượng chè của ta cần phải được cải thiện nhiều hơn nữa. Vậy thì ngành chè Việt Nam đã chuẩn bị được những gì? Tính tới năm 2002, Việt Nam có hơn 100.000 ha chè, trong đó 75.000 ha đang cho thu hoạch và đạt sản lượng khoảng 80.000
tấn mỗi năm . Trong năm 2002 cả nước xuất khẩu được 75.000 tấn chè sang các nước trên thế giới, lượng chè của các doanh nghiệp xuất ra nước ngoài hiện nay chủ yếu là chè đen có độ ẩm khá cao. Do đó giá cả xuất đi thấp và đặc biệt là chưa có một tên tuổi, thương hiệu nào cho các loại chè Việt Nam được đăng ký trên thế giới. Hiện trên cả nước có trên dới 200 doanh nghiệp cùng 10.000 hộ gia đình tham gia chế biến chè. Những đơn vị sản xuất này không được quy hoạch theo vùng nguyên liệu nên đôi khi xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu, không chú trọng tới chất lượng. Phần lớn sản phẩm chè của ta xuất đi các nước đều ở dạng sơ chế, được các nhà nhập khẩu chế biến lại, thêm hương liệu, cải tiến mẫu mã, bao bì và đặt tên thương hiệu mới để đa ra thị trường. Để khắc phục tình trạng này, Vinatas đang cùng các doanh nghiệp, đơn vị trong ngành có dự thảo để xây dựng nhà máy chế biến chè đen. Xây dựng quy trình công nghệ và những yêu cầu kỹ thuật từ khâu vận chuyển, bảo quản, vò, lên men, sấy ... đến công đoạn đóng gói sản phẩm. Do đó chúng ta có thể hy vọng chất lượng chè của Việt Nam sẽ đợc cải thiện. Đây cũng là cách đi đúng theo xu hướng chung của thị trờng chè trên thế giới. Theo dự báo của Hội đồng Chè thế giới (LTC), nhu cầu chè của thế giới trong những năm tới sẽ tăng khoảng 2,3%/năm. Nhưng là chủ yếu tăng về mặt hàng chè có chất lượng cao, an toàn đối với sức khỏe của con người. Tuy vậy giá cả chè trong những năm tới sẽ không tăng vì sản lượng chè của các nước sẽ tăng, có thể vượt nhu cầu chung.
Các nhà xuất khẩu chè của Việt Nam cũng cần biết thêm, chè là một mặt hàng bị kiểm duyệt khá gắt gao của cơ quan Quản lý An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khi nhập vào thị trường này. Theo luật, chè không đủ độ tinh khiết, không đạt chất lượng và không phù hợp cho tiêu dùng theo các tiêu chuẩn thống nhất của Mỹ sẽ không được cho phép nhập. Hàng năm, chậm nhất là vào ngày 1 5/2, Bộ trởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân dân Hoa Kỳ sẽ chỉ định một hội đồng gồm bảy thành viên là các chuyên gia về chè để giúp Bộ trưởng xác lập các tiêu chuẩn chè nhập khẩu.
Mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc đối với chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3kg/gói (mã 0902.10.100) là 6,4% và đối với các loại chè khác không phân biệt khối lượng đóng gói là 0%. Tất cả các loại chè nhập khẩu từ các nước được hưởng GS P của Hoa Kỳ đều được miễn thuế nhập khẩu.