Triển vọng buôn bán thuỷ sản thế giớ

Một phần của tài liệu Dự báo thị trường thế giới một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015.pdf (Trang 44 - 45)

1000 tấn % tăng bình quân

1.2.4.2. Triển vọng buôn bán thuỷ sản thế giớ

Theo dự báo của FAO, mậu dịch thuỷ sản thế giới đang tăng tr−ởng rất nhanh với 38% sản l−ợng thuỷ sản đ−ợc giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỉ lục 92 tỉ USD. Trung Quốc là n−ớc xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,7 tỷ USD. Đồng thời n−ớc này đang tăng c−ờng nhập khẩu thuỷ sản, năm ngoái Trung Quốc đã chi 4,2 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản cho mục đích tái xuất.

Các n−ớc đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản, chiếm 50% sản l−ợng th−ơng mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, t−ơng đ−ơng 25 tỉ USD. Các n−ớc phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu.

Mức xuất khẩu ròng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản của các n−ớc đang phát triển sẽ đạt 10,6 triệu tấn vào năm 2010, nh−ng sẽ giảm xuống còn 10,3 triệu tấn vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu nội địa gia tăng. Mỹ La tinh và Caribê sẽ tiếp tục là khu vực xuất siêu về thuỷ sản lớn nhất, và Châu Phi, khu vực nhập siêu về thuỷ sản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất siêu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản vào năm 2010.

Châu á vẫn là khu vực nhập siêu về thuỷ sản tuy mức nhập siêu sẽ giảm đi do Trung Quốc - vốn là n−ớc nhập siêu thủy sản sẽ lại trở thành n−ớc xuất siêu về thuỷ sản vào năm 2015, chủ yếu là do sản l−ợng nuôi tiếp tục mở rộng.

37

Các n−ớc phát triển sẽ giảm l−ợng nhập siêu vào về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản xuống còn khoảng 10,6 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 10,3 triệu tấn vào năm 2015. Xét theo khu vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối l−ợng nhập siêu từ 1,7 triệu tấn hiện nay lên 2,4 triệu tấn vào năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm l−ợng nhập siêu từ mức 2,6 triệu tấn hiện nay xuống còn khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2015. Các n−ớc phát triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản, dự kiến sẽ duy trì khối l−ợng thuỷ sản nhập khẩu nh− hiện nay.

Nguồn cung thiếu hụt sẽ khiến mức giá thủy sản gia tăng trong những năm tới. Mức tăng giá thực tế này sẽ có tác động mạnh tới những ng−ời tiêu dùng có thu nhập thấp. Đồng thời, sự gia tăng giá thành sản xuất chế biến do tăng chi phí khai thác nguyên liệu và tăng giá lao động sẽ là những yếu tố tiếp tục duy trì xu h−ớng gia tăng về giá thuỷ sản. Tuy nhiên, xu h−ớng tăng giá thuỷ sản sẽ không lớn do thuỷ sản là nhóm hàng thực phẩm có khả năng thay thế lớn (giữa các loại thuỷ sản với nhau). Thêm vào đó, do tính cạnh tranh cao trên thị tr−ờng, các nhà cung cấp thuỷ sản vẫn sử dụng giá nh− vũ khí lợi hại để chiếm lĩnh thị tr−ờng, nên xu h−ớng tăng giá trên thị tr−ờng thế giới cũng bị hạn chế. Cần l−u ý rằng, cạnh tranh về giá chủ yếu phát huy tác dụng tại thị tr−ờng các n−ớc đang phát triển, các thị tr−ờng mới, trong khi tại các n−ớc phát triển, an toàn vệ sinh thực phẩm mới là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Dự báo, giá các loại thuỷ sản sẽ tăng khoảng 3% vào năm 2010 và 3,2% vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Dự báo thị trường thế giới một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015.pdf (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)