Dự báo cung cầu gạo thế giớ

Một phần của tài liệu Dự báo thị trường thế giới một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015.pdf (Trang 27 - 29)

3 OECD-FAO Agricultural Outlook 2008-

1.2.1.1.Dự báo cung cầu gạo thế giớ

Theo dự báo của Tổ chức nông l−ơng Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), sản l−ợng gạo thế giới sẽ tăng từ mức bình quân 409,7 triệu tấn của giai đoạn 2002/03 - 2006/07 lên 448,7 triệu tấn vào niên vụ 2010/11 và 464,1 triệu tấn niên vụ 2014/15. Tổng mức tiêu thụ gạo thế giới sẽ tăng từ 422,0 triệu tấn lên 448,4 triệu tấn và 463,8 triệu tấn trong cùng giai đoạn. Nh− vậy, cung trên thị tr−ờng thế giới sẽ tăng nhanh hơn cầu và là một trong những nguyên nhân khiến cho giá gạo sẽ giảm.

Chi phí sản xuất gạo t−ơng đối cao nên tuy gạo vẫn tiếp tục là l−ơng thực thiết yếu nh−ng việc sử dụng gạo trong sản xuất thức ăn gia súc hoặc nhiên liệu sinh học sẽ là không kinh tế. Mặc dù mức tăng dân số sẽ là nhân tố chính trong việc tăng tổng tiêu thụ, nh−ng mức tăng tiêu thụ còn phụ thuộc

20

vào mức tiêu dùng gạo bình quân đầu ng−ời, dự kiến sẽ tăng từ 65,7 kg năm 2005 lên 67,9 kg năm 2015. Phần lớn mức tăng tiêu thụ phản ánh tiến trình đô thị hoá đang diễn ra, đặc biệt ở châu Phi. Mức tiêu thụ gạo bình quân đầu ng−ời dự kiến cũng tăng lên ở những n−ớc phát triển do sự thay đổi trong thói quen sử dụng thực phẩm và dòng di c− mới từ các n−ớc có truyền thống dùng gạo là l−ơng thực chủ yếu.

Gạo vẫn là cây trồng chủ yếu của các n−ớc châu á và thị phần của khu vực này trong sản l−ợng gạo toàn cầu dự báo sẽ vẫn chiếm khoảng 88% do sản l−ợng dự kiến sẽ tăng nhanh tại Băngladesh, Philippin, Cộng hoà Hồi giáo Iran và Việt Nam. Chính sách hỗ trợ sản xuất tạo điều kiện tiếp tục duy trì tăng tr−ởng sản l−ợng tại ấn Độ. Các n−ớc châu Phi, Mỹ La tinh và Caribê cũng sẽ đạt đ−ợc mức tăng tr−ởng cao trong năm tới, phần lớn là để đáp ứng nhu cầu nội địa tăng. Sản l−ợng gạo ở các n−ớc OECD dự kiến không thay đổi nhiều do mức tăng sản l−ợng của Mỹ và Australia sẽ bù đắp cho l−ợng suy giảm của EU, Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi mà ngành lúa gạo đang trải qua thời kỳ cải cách cơ cấu.

Bảng 1.8. Dự báo triển vọng cung cầu gạo thế giới

Đơn vị: Triệu tấn Tăng tr−ởng bq năm (%) Bq 02/03 - 06/07 2007/08 2010/11 2014/15 2006/07-2010/11 2010/11-2014/15 Thế giới Sản xuất 409,7 431,8 448,7 464,1 1,85 1,30 Tiêu thụ 422,0 439,5 448,8 463,8 1,40 1,25 Dự trữ cuối vụ 92,5 78,8 85,5 81,2 - - Giá (USD/tấn) * 262,3 361,0 330,7 335,6 4,70 1,10 Các n−ớc OECD Sản xuất 22,2 21,0 22,3 21,9 1,10 - Tiêu thụ 22,8 23,0 22,6 22,5 - - Dự trữ cuối vụ 6,8 5,3 5,4 5,1 - - Các n−ớc ngoài OECD Sản xuất 387,5 410,8 426,4 442,2 2,00 1,20 Tiêu thụ 399,2 416,5 426,2 441,4 1,40 1,30 Dự trữ cuối vụ 85,7 73,6 80,1 76,0 -

* Gạo xay xát, 100% B, NPQ, FOB Băng cốc (tháng 8/tháng 7) Nguồn: OECD - FAO Agricultural Outlook 2008

21

Dự trữ gạo thế giới cuối niên vụ 2010/2011 sẽ đạt 85,5 triệu tấn, tăng so với dự trữ cuối niên vụ 2007/08 nh−ng sẽ lại giảm xuống còn 81,2 triệu tấn cuối niên vụ 2014/2015 và giá gạo thế giới sẽ tiếp tục tăng trở lại trong giai đoạn 2010/2011 - 2014/2015 nh−ng sẽ không v−ợt quá mức kỷ lục của giai đoạn 2007/2008 - 2008/2009 do tình trạng thiếu l−ơng thực sẽ khuyến khích nhiều n−ớc tìm các biện pháp tăng sản xuất gạo và do nỗ lực của các n−ớc và khu vực trong việc khuyến khích mở rộng sản xuất lúa gạo để tự cung ứng nhu cầu nội địa, đặc biệt ở tiểu vùng Sahara của Châu Phi.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong giai đoạn dự báo, tiêu dùng gạo thế giới tăng chủ yếu là do tốc độ tăng dân số của khu vực châu á, đặc biệt là của Indonesia và Bangladesh cũng nh− tốc độ tăng mức tiêu dùng gạo bình quân đầu ng−ời ở các n−ớc Tây bán cầu, Trung Đông và Philippin. Tuy nhiên, ở nhiều n−ớc châu á, đặc biệt là các n−ớc có thu nhập trung bình và cao, sẽ có xu h−ớng giảm tiêu dùng gạo do tác động của yếu tố thu nhập tăng và xu h−ớng thay đổi cơ cấu tiêu thụ l−ơng thực thực phẩm. Theo đó, tổng tiêu dùng gạo ở Trung Quốc, n−ớc tiêu dùng gạo nhiều nhất trên thế giới, dự báo sẽ giảm trong giai đoạn 2009 - 2015.

Một phần của tài liệu Dự báo thị trường thế giới một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015.pdf (Trang 27 - 29)