Một số giống trồng phổ biến

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng na , đu đủ , hồng xiêm (Trang 37 - 38)

Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long có trồng các giống cam quýt như:

• Các giống cam:cam mật, cam sành, cam dây cam soàn, cam sen, cam Hamlin, cam Valencia.

• Các giống quýt: quýt xiêm, quýt tiều, quýt ta, quýt tàu, quýt Dancy, quýt Cleopatra (dùng làm gốc ghép).

• Các giống bưởi: bưởi Biên Hòa, bưởi năm roi bưởi long, bưởi đường, bưởi bánh xe, bưởi thanh trà, bưởi ổi.

• Các giống chanh: chanh giấy (ta), chanh núm (tàu), chanh dây, chanh Eureka, chanh Persian.

• Các giống khác: sảnh, hạnh (tắc)

Đặc tính thực vật

1. Rễ.

Các giống cam quýt khi trồng bằng hột thường có một rễ cái và những rễ nhánh. Từ rễ nhánh mọc ra các rễ lông yếu ớt. Sự phát triển của rễ thường xen kẻ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất. Khi rễ hoạt động mạnh, rễ lông phát triển, thân cành sẽ hoạt động chậm và ngược lại. Sự hoạt động của bộ rễ thường kéo dài cả sau các đợt cành mọc rộ, do đó việc bón phân vào giai đoạn cành phát triển đầy đủ có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn rễ hoạt động.

2. Thân cành

Cam quýt thuộc loại thân gỗ, dạng bụi hay bán bụi. Các cành chính thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng 1 mét cách mặt đất. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hột. Tuy nhiên sau giai đoạn ra hoa trái, các gai thường ít phát triển. Cành cam quýt phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại, các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng của ngọn cành sẽ mọc ra, các cành thứ cấp nầy cũng mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng và các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống như cũ.

Trong một năm cây có thể cho 3-4 đợt cành. Tùy theo chức năng của cành trên cây, có thể phân như sau:

• Cành mang trái: Là những cành có mang trái, thường mọc ra trong mùa xuân, cành ngắn nhỏ, mau tròn mình, dài trung bình < 10cm trên cành có lá hoặc vết lá, các cành có mang lá cho trái tốt hơn.

• Cành mẹ: Là cành tạo ra cành mang trái, thường phát triển mạnh trong mùa hè và mùa thu. Cành to khỏe, lâu tròn mình.

• Cành dinh dưỡng: Là tên chỉ chung tất cả các loại cành trong giai đoạn chưa ra hoa trái, thường mọc ra ở các mùa trong năm.

• Cành vượt: Là loại cành mọc thẳng lên bên trong tán cây, từ những cành chính hay thân. Cành thường phát triển rất mạnh, lá to, có gai nhọn, khi cành vượt phát triển thì thu hút nhiều dinh dường làm các cành khác phát triển kém lại, nên tiến hành tỉa bỏ cành vượt.

3. Lá

Lá cam quýt thuộc loại lá đơn gồm có cuống lá, cánh lá và phiến lá. Phần cánh lá có kích thước thay đổi tùy giống, có loài không có cánh lá như thanh yên (Citrus medica), các loài hoang trong nhóm Papeda thì có cánh lá rất to gần bằng phiến lá. Đối với các loài trồng thì bưởi có cánh lá to nhất, kế đến là cam, chanh, cam sành và quýt.

4. Hoa

Hoa cam quýt thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá. Trong điều kiện tự nhiên hoa thường mọc ra trong mùa xuân, hoặc sau một đợt hạn kéo dài rồi gặp mưa hay nước tưới thì cây cũng ra hoa rộ. Cũng có loài sau mỗi đợt ra cành lá thì ra hoa, như ở chanh ta (Citrus aurantifolia).

Hoa có dạng hình thuẩn tròn, đỉnh hơi to hơn phía dưới, đường kính rộng từ 2,5-4cm, rất thơm, thường là hoa lưỡng tính. Tuy nhiên cũng có hoa đực với bầu noãn không phát triển ở loài thanh yên và chanh tây. Đài hoa dai không rụng, hình chén, có 3-5 lá đài. Hoa có 4-8 cánh (thường là 5), màu trắng, riêng chanh tây và phật thủ có màu tía hồng, 20-40 nhị đực hợp lại thành từng nhóm, dính liền vào nhau ở đáy. Bao phấn có 4 ngăn màu vàng, mọc bằng hay hơi nhô cao hơn đầu nướm nhụy. Đầu nướm nhụy cái to. Bầu noãn có 8-15 ngăn dính liền nhau tại một trục ở giữa trái, mỗi tâm bì có 0-6 tiểu noãn.

Sự phân hóa mầm hoa thường xảy ra từ sau khi thu hoạch trái đến trước lúc mọc cành mùa xuân, thường trong tháng 11 dl đến đầu tháng 2 dl. Kỹ thuật xiết nước để kích thích cam quýt ra hoa cũng là cách tạo điều kiện khô hạn để cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa.

Hầu hết các loài cam quít đều tự thụ, tuy nhiên cũng có thể thụ phấn chéo nhưng tỉ lệ rất thấp. Côn trùng như (ong, bướm) cũng góp phần quan trọng vào việc thụ phấn nhờ hoa cam quýt màu trắng, thơm, nhiều mật và hạt phấn dính. Thời gian từ khi ra hoa đến khi hoa tàn thay đổi tùy giống và điều kiện khí hậu, trung bình là 1 tháng.

5. Trái

Trái cam quýt gồm có 3 phần: ngoại, trung và nội quả bì.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng na , đu đủ , hồng xiêm (Trang 37 - 38)